Quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam

      Về mặt đạo đức, Khổng Tử rất coi trọng và cho đó là những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội. Theo ông, nội dung của phạm trù đạo đức bao gồm nhiều mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng…, song quan trọng nhất là “nhân”;      Về đường lối trị nước, Khổng Tử dựa vào đạo đức để đưa dân vào khuôn phép. Đó chính là quan điểm đức trị của ông gồm có ba điều: làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành; về mặt giáo dục, Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Ông cho rằng mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, theo phương châm: “Tiên học lễ hậu học văn” và “Học đi đôi với hành”.
      Về sau, Mạnh Tử (371-289 tr.CN), sống thòi Chiến Quốc và Đổng Trọng Thư (179-104 tr.CN) sống thời Tây Hán tiếp nối tư tưởng của Khổng Tử và phát triển học thuyết Nho gia thêm một bước. Đến thời nhà Tống thì học thuyết Nho gia được thịnh hành và trở thành hệ tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc. Khi đó các nhà Nho nổi tiếng như Chu Đôn Di (1017-1073) và Thiệu Ung (1011-1077)… đã tập hợp các bộ sách: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung thành bốn bộ sách lớn gọi là Tứ thư của Nho giáo. Như vậy, toàn bộ học thuyết của Nho giáo được thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh. Với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Quốc trong suốt thòi kỳ Trung đại (hay thòi kỳ phong kiến trên 2000 năm), Nho giáo đã đóng góp quan trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hoá giáo dục không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở một số quốc gia khác như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á.

 Nho giáo vào Việt Nam

Quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam
     Nho giáo được du nhập vào nước ta ngay từ những năm đầu Bắc thuộc dưới thời nhà Hán (Trung Quốc), do các quan cai trị người Hán áp đặt như Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp…, với âm mưu thâm độc nhằm xoá bỏ nền vàn hoá dân tộc Việt, và đồng hoá văn hoá nước ta theo kiểu văn hoá Nho giáo. Trong số các nhân vật vừa nêu, tiêu biểu nhất là Sĩ Nhiếp (136-226) làm quan Thái thú ở quận Giao Chỉ. Ông này trực tiếp truyền Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta phải học và làm theo văn hoá Nho giáo của Hán tộc. Có lẽ chính vì thế mà người đời sau đã lầm tưởng và coi Sĩ Nhiếp là ông tổ đạo Nho ở Việt Nam. Hiện nay trên đất Luy Lâu cũ thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh ngày nay) vẫn còn đền thò và lăng Sĩ Nhiếp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán