Theo các tài liệu đã công bố, thì tín ngưỡng Thành hoàng từ Trung Quốc du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc, và đó là vị thần bảo vệ các toà thành. Đến đầu thế kỷ IX, Lý Nguyên Gia xây thành Đại La, đã phong thần Tô Lịch làm Thành hoàng, rồi cho dựng đền thờ thần vào năm 823.
Khi Cao Biền sang cai trị nước ta vào năm 866, thì lại phong cho thần Tô Lịch làm Đô phủ Thành hoàng Thần quân Đại vương. Đến khi nước ta giành được độc lập, vào năm 1010 vua Lý Công uẩn quyết định dòi đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, thì vua lại phong thần Tô Lịch làm Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương. Đến thời nhà Trần, theo sách Việt điện u linh thì còn có thêm hai vị Thành hoàng nữa, là thần Long Đỗ thờ tại đền Bạch Mã ở Kinh đô Thăng Long (nay ồ sô” nhà 3, phô” Hàng Buồm, Hà Nội), và thần Thổ địa ở Đằng Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Trong giai đoạn Đại Việt bị nhà Minh đô hộ, theo sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng thì quan lại nhà Minh áp dụng theo chê” độ của Trung Quốc, đã cho lập miếu Thành hoàng ở khắp các phủ, châu, huyện của Đại Việt. Đến thời Hậu Lê, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì vào năm 1449, thời vua Lê Nhân Tông, mới bắt đầu thờ Đô đại Thành hoàng (tức thần Thành hoàng của Kinh đô Thăng Long). Đến thời nhà Nguyễn, theo sách Đại Nam thực lục chính biên thì vào năm 1809, vua Gia Long cho lập miếu Thành hoàng ở bên hữu Kinh thành Huế, chính giữa thờ Đô Thành hoàng (tức Thành hoàng Kinh đô), còn ở tả vu và hữu vu thì thờ Thành hoàng các trấn khác trong cả nước. Đồng thời các vua nhà Nguyễn về sau còn lập miếu Thành hoàng ở các tỉnh và huyện trong cả nước.
Tuy vậy, ở nước ta dân gian còn tôn thờ các vị thần Thành hoàng tại các ngôi đình làng, là thần của các làng (hay gọi tắt là thần Thành hoàng làng), tuy cũng gọi là “Đương cảnh Thành hoàng”, “Bản cảnh Thành hoàng” hoặc “Bản thổ Thành hoàng”, song không hề giống chút nào với Thành hoàng của Trung Quốc, đã được triều đình phong kiến Việt Nam tiếp thu sử dụng như đã nêu. Như vậy, hệ thống thần Thành hoàng ở nước ta có hai dòng riêng biệt. Một là hệ thông Thành hoàng của cả nước và ở các tỉnh, huyện theo mô hình Thành hoàng thời Đường Minh của Trung Quốc. Đó là các vị thần vô danh tối linh, không có thần tích nhân bản, thậm chí cũng không phải là một thiên thần…
Đọc thêm tại: http://khamphavanhoaviet24h.blogspot.com/2015/07/he-thong-cac-vi-than-thanh-hoang.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán là gì