Theo phong tục cổ truyền, trình tự tế lễ và rước xách trong lễ hội đình tổng Hà Hồi được bắt đầu từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đến ngày 14-3 thì các làng trong tổng đều cử hành tế lễ tại đình làng mình rất trọng thể, rồi có tổ chức đám rước thần quanh làng mang tính chất tập rượt, và làm quen với các nghi thức của đám rước hàng tổng.
Sáng ngày 15-3 thì tổ chức tế lễ trọng thể tại đình các làng, đến chiều cả tổng hội kiệu ở đình làng Hà Hồi (là làng anh cả). Khi đó, tại sân đình làng Hà Hồi lộng lẫy cò hoa, kiệu long đình, kiệu bát cống (long kiệu), voi, ngựa, nghi trượng, bát bửu, lỗ bộ, v.v… Tối hôm 15-3 tổ chức tê lễ trọng thể tại đình làng Hà Hồi, mà chủ tê là cụ cao tuổi nhất và có đức độ của làng; còn bồi tế là đại diện của 6 làng kia. Sáng 16-3 thì cả tổng lại rước kiệu lên miếu Tổng (tức Phương Quế từ).
Đây là một đám rước rất lớn của 7 làng trong tổng Hà Hồi, với số kiệu là 14 chiếc, với đầy đủ cờ quạt nghi trượng và hàng nghìn người tham gia. Đám rước trông giống như một con trăn khổng lồ uốn khúc lượn quanh từ làng Hà Hồi vòng ra đường quốc lộ 1, rồi đi theo đường tỉnh lộ 71, sau đó rẽ lên Bạch Liên, Phương Quế. Trình tự của đám rước bảy làng, đi đầu là đám rước hai làng Bạch Liên và Phương Quế với ý nghĩa hai làng sở tại; rồi đến đám rước kiệu của làng Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi, Hoà Lương và Đức Trạch. Đám rước của mỗi làng cũng đi theo thứ tự như sau: tốp đi đầu là những người vác/cầm cờ, hai người mang cờ mao tuyết, 4-5 người mang cờ đuôi nheo, hoặc cờ góc vuông bằng dạ hay nỉ, 5 người mang cờ ngũ hành gồm: xanh, đở, vàng, trắng, đen; 4 người cầm cờ tứ phương: xanh, đở, trắng, đen; 4 người cầm cờ tứ linh: long, ly, quy, phượng; 8 người cầm cò bát quái: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.
Tất cả những người làm chân cờ đều đội nón dấu, thắt lưng bó que, đeo một cái cối nhỏ ở trước bụng để đỡ mỏi. Tốp đi tiếp sau là chiếc trông cái/đai do 2 người khiêng (cũng có nơi người ta để trông hoặc chiêng trên xe thì 1 người kéo và 1 người đẩy thay cho khiêng), 1 người che lọng, 1 người đánh trông; theo sau là chiếc chiêng lớn cũng do 2 người khiêng, 1 người che lọng, 1 người đánh chiêng, tất cả họ đều mặc áo nẹp đở. Đi sau trống và chiêng là voi rút mây hoặc ngựa gỗ đặt trên xe cũng do 1 người kéo và 1 người đẩy có 2 người che tán, lọng, và có 2 người vác khiên đi kèm hai bên. Đi sau voi ngựa là đội vệ sĩ gồm những người vác chấp kích, mang bát bửu, dùi đồng, phủ việt, tay văn, tay võ, biển tĩnh túc, biển hồi tỵ biển to hình bầu dục đề dòng chữ Hán: “Thượng đẳng tối linh thần” hoặc “Lịch triều phong tặng”, để thể hiện sự uy phong danh vị của Thành hoàng làng.