Vài nét khái quát về ngôi đình làng người Việt

      Đến thế kỷ XVIII thì kiến trúc đình làng càng trở nên đa dạng hơn. Trên mặt bằng xây dựng đình người ta làm thêm một số đơn nguyên mói, như kiểu Hậu cung nõn chuôi vồ vào toà Đại đình tạo thành cấu trúc hình chữ Đinh ở thế kỷ trước, thì ở thời kỳ này còn làm thêm một toà nhà phía sau song song với toà Đại đình, tạo thành hình chữ Nhị; hoặc đằng trước toà Đại đình có làng còn dựng thêm một nếp nhà (gọi là nhà Tiền tế) song song với nó tạo nên mặt bằng kiến trúc đình theo hình chữ Tam. Trong thế kỷ XVIII, đình làng làm theo kết cấu hình chữ Công cũng được một số làng lựa chọn, ví như đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh) có cấu trúc mặt bằng theo hình chữ Công khá tiêu biểu và độc đáo của ngôi đình Việt. Đến thế kỷ XIX, ở một số làng khác lại có xu hướng biến toà Đại đình thành ngôi nhà hình vuông theo kiểu Phương đình, gồm 1 gian 2 chái, với một hoặc hai tầng mái. Ngoài ra, cá biệt như đình làng Võ Liệt (Thanh Chương, Nghệ An) có cấu trúc vuông hình chữ Khẩu, do người ta xây đình gồm bốn nếp nhà nối vuông góc với nhau rất độc đáo. 

ngôi đình làng người Việt

Trong thế kỷ XIX, nhiều làng có xu hướng xây dựng thêm hai dãy nhà chạy dọc, đôi diện nhau qua sân đình ở phía trước nhà Tiền tê gọi là nhà Tả vu và nhà Hữu vu để làm nơi sửa soạn cỗ bàn khi làng mở hội và làm nơi sửa sang trang phục của Ban Tế lễ trước khi vào tế thần ở trong đình. Đó là tình hình biến đổi về kiểu dáng và không gian kiến trúc của ngôi đình làng người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ trong các thế kỷ XVI – XIX. Trong tiến trình người Việt di cư vào những vùng đất mói ở phía Nam để làm ăn sinh sống, thì hình dáng ngôi đình làng ở quê cũ ngoài Bắc cũng được họ mang theo, cùng với phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền khác. Để thích nghi với môi trường văn hoá xã hội của miền Trung và miền Nam, khi đó ngôi đình của những người Việt di cư đến đây cũng phải thay đổi về kiểu dáng kiến trúc sao cho phù hợp với kiến trúc nhà dân dụng, và khí hậu ở vùng đất mới.
      Căn cứ vào các tài liệu đã công bố, thì kiến trúc đình làng ở miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiến trúc nhà dân dụng (nhà ở) của người Việt miền Trung. Ở vùng Bình Tri Thiên có kiểu nhà rọi và nhà rường, là hai kiểu nhà đặc trưng của người dân ở miền Trung, để thích nghi với việc phòng chống bão lụt thường xảy ra ở vùng đất nhở hẹp và rất khắc nghiệt về khí hậu này. Đáng chú ý hơn cả là kiểu nhà rường dân dụng, thường ở trong một vì kèo có bôn cột tì trên đá tảng, tạo nên kiểu vì kèo chồng, trong đó có cái xà to (người địa phương gọi là cái “trếng”) nối lưng chừng hai cột cái ở độ cao quá đầu người, vừa làm cho khung nhà chắc, vừa làm dầm gác ván chống lụt nhanh nhất, lại có hai xà nhở (người địa phương gọi là “con xuyên”) nối giữa hai kèo trên, làm cho vì nóc được kết cấu vững chắc hơn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì