Trong cuốn Ngọc phả đền Hùng chép thời Hậu Lê năm Hồng Đức nguyên niên (1470) còn ghi rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, rồi đến triều đại ta bấy giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cúng hương khói trong ngôi đền làng Trung Nghĩa (tức làng cổ Tích). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Tại đây nhân dân cả nước đều đến cúng bái để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng – đấng Thánh Tổ xưa….
Qua đó đã phần nào chứng tỏ tục Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng đã trở thành phong tục truyền thống đẹp của cả cộng đồng dân tộc Việt và được duy trì, lưu truyền qua các thờ đại lịch sử từ thời Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần, đến thời Hậu Lê – Tây Sơn và triều Nguyễn, như vậy, tất cả các triều đại của quốc gia phong kiến Đại Việt – Việt Nam đều quan tâm đến lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương một cách chu đáo và coi đây là một lễ hội quan trọng bậc nhất quốc gia – Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến những thập niên đầu thế kỷ XX. Kể từ đó lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được nhân dân ta tiếp tục duy trì đều đặn hàng năm cho đến ngày nay, và trở thành ngày hội non sống – hành hương trở về cội nguồn tổ tiên giống nòi của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Xưa kia, việc tế lễ và cúng giỗ tại đền Hùng được dân gian tiến hành tổ chức thường niên, mỗi năm hai lần vào tháng Giêng và tháng Tám (âm lịch), cũng giống như bao lễ hội nông nghiệp khác ở nước ta trước đây, là tổ chức lễ hội hai lần trong một năm vào mùa xuân và mùa thu (xuân – thu nhị kỳ mở hội). Trước thời Nguyễn, nhân dân trong vùng theo phong tục cổ truyền tiến hành tổ chức lễ hội chính, nhân ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm rất linh đình. Đến thời nhà Nguyễn đã quyết định chuyển ngày giỗ Tô Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, và được duy trì từ đó đến nay. (Vì lí do gì? đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng!)
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn dân các làng thuộc xã Hy Cương là dân “Trưởng tạo lệ”, được nhà nước phong kiến cho miễn sưu thuế và phu phen để tập trung chủ yếu vào việc trông coi các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh và làm giỗ cúng tế các vua Hùng. Xưa kia, các vua nhà Nguyễn phong cho một vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ một chức quan nhở gọi là “Lệnh đồng trà”. Vị quan này, hàng năm đến trước ngày giỗ Tổ thì về Kinh đô Huế nhận 3 đấu gạo nếp thơm của vua ban cho đem về đồ xôi làm lễ dâng cúng các vua Hùng nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Như vậy, qua việc khảo cứu các di tích ở đền Hùng và tìm hieu các tục lệ thờ, cúng giỗ các vua Hùng ở vùng đất Tổ Phong Châu (Phú Thọ) đã phần náo chứng minh cho đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, vốn có từ rất lâu đòi và trồ thành bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc ta. Phong tục thờ cúng tổ tiên – thờ vua Tổ của cả nước gắn liền với tục thồ các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian đa thần, cùng với sự xuất hiện các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh, được dân chúng các làng xã tại địa phương quanh khu vực đền Hùng thờ phụng, trông nom, bảo dưỡng từ bao đời nay, đã trở thành di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô giá, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.