Trong hệ thống lễ hội cổ truyền của người Việt, ngoài lễ hội đình ra còn có lễ hội đền (miếu, điện, phủ) và lễ hội chùa đều được diễn ra trong không gian văn hoá làng xã cổ truyền ở nước ta trước kia. Tuy nhiên, ngôi đình làng là “ngôi nhà chung” (hay “ngôi nhà công cộng”) của mọi làng xã người Việt. Vì vậy, phần lớn các lễ hội của làng xã đều được tổ chức tại đình. Do đó, nhiều người đã gọi chung cho loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này là “hội làng”, hoặc còn gọi là “hội hè đình đám”. Mặt khác, ở khắp làng quê đất Việt thì làng nào mà chẳng có ít nhất một ngôi đình làm trung tâm và diễn trường của lễ hội dân gian, cùng các sinh hoạt văn hoá dân gian khác của một cộng đồng làng xã.
Lễ hội dân gian truyền thống tổ chức ở đình làng (gọi chung là lễ hội đình), cũng giống như ở các loại hình lễ hội khác (như lễ hội đền và lễ hội chùa) đều có hai phần chính là Lễ và Hội gắn quyện với nhau rất khăng khít. Vì ở đây, ta đang bàn đến những ảnh hưởng của Nho giáo đối với lễ hội đình làng của người Việt, nên chỉ nêu một cách khái quát những nghi thức, nghi lễ và các bước chủ yếu của phần tế lễ và rước xách trong lễ hội đình làng cổ truyền như sau:
+ Một là, lễ Cáo yết thần linh: Đó là việc làm lễ xin phép thần Thành hoàng làng cho phép dân chúng mở hội. Nghi lê này được cử hành trước ngày hội một hôm (thường vào tối hôm trước ngày khai hội). Sau khi cử hành lễ cáo yết thần linh xong, thì tiến hành lễ “tỉnh sinh”, là việc người ta đem trâu (bò) ra xem xét, dâng trình với thần linh, rồi làm nghi thức: “hắt/đổ” một chén rượu cúng vào đầu con vật, trước khi đem chúng đi giết mổ thịt làm cỗ dâng cúng thần. Ở Nam Bộ thì gọi là lễ
Lễ hội dân gian truyền thống tổ chức ở đình làng (gọi chung là lễ hội đình), cũng giống như ở các loại hình lễ hội khác (như lễ hội đền và lễ hội chùa) đều có hai phần chính là Lễ và Hội gắn quyện với nhau rất khăng khít. Vì ở đây, ta đang bàn đến những ảnh hưởng của Nho giáo đối với lễ hội đình làng của người Việt, nên chỉ nêu một cách khái quát những nghi thức, nghi lễ và các bước chủ yếu của phần tế lễ và rước xách trong lễ hội đình làng cổ truyền như sau:
+ Một là, lễ Cáo yết thần linh: Đó là việc làm lễ xin phép thần Thành hoàng làng cho phép dân chúng mở hội. Nghi lê này được cử hành trước ngày hội một hôm (thường vào tối hôm trước ngày khai hội). Sau khi cử hành lễ cáo yết thần linh xong, thì tiến hành lễ “tỉnh sinh”, là việc người ta đem trâu (bò) ra xem xét, dâng trình với thần linh, rồi làm nghi thức: “hắt/đổ” một chén rượu cúng vào đầu con vật, trước khi đem chúng đi giết mổ thịt làm cỗ dâng cúng thần. Ở Nam Bộ thì gọi là lễ
Túc yến (lễ Nhập yến, là việc thông báo cho các thần biết về các nghi lễ tiếp theo và xin phép được hạ sát tam sinh (ba con vật tế: trâu/bò, lợn và dê), để cúng tế theo đúng cổ lệ.
+ Hai là, lễ Rước nước: cũng được tiến hành từ ngày hôm trước, người ta tổ chức một đám rước với đủ cờ quạt nghi trượng đi rước nước. Nước đem về thờ thường được lấy ở giếng có nước mạch trong sạch và mát của làng, hoặc có nơi đi thuyền ra giữa dòng sống, hồ gần làng để múc nước sạch cho vào choé, rồi rước nước đó về thờ và tắm cho thần vị trong lễ Mộc dục.
+ Ba là, lễ Mộc dục: thường được tiến hành vào lúc nửa đêm hôm trưổc, dân làng biện lễ xôi gà trầu rượu, cử hành lễ cáo yết xong, lấy nước rước về để lau tắm cho thần vị. Sau đó, dùng nước thơm (nấu các loại hoa thơm, rồi lọc kỹ lấy nước thơm) để tắm lại thần vị (hay linh tượng) thật cẩn thận và chu đáo, rồi dùng khăn sạch lau khô thần vị.
+ Bốn là, lễ Gia quan: được cử hành sau khi Ịễ Mộc dục đã xong. Lễ này do các cai kiệu và đô tuỳ (chân khiêng kiệu) đảm nhiệm. Những người này phải chay tịnh từ mấy ngày trước, đến khi vào thực hiện lễ phong mũ áo mới cho thần, mỗi người ai nấy đều phải bịt miệng bằng khăn tay mới để tránh làm ô uế thần vị. Phong mũ áo, cân đai cho thần xong thì đưa thần lên long vị, rồi cử hành tế lễ một tuần chờ gần sáng thì cử hành lễ rước thần vị về đình làng để tế lễ. Người dân Nam Bộ còn gọi là lễ Nghinh thần, để rước thần về nơi tê lễ mở hội.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán