Kiến trúc và các hạng mục kiến trúc của đình làng

      Về mặt bằng kiên trúc và các hạng mục kiến trúc khác của một ngôi đình làng ở Nam Bộ có thể nêu khái quát như sau: Từ ngoài đi vào qua cổng Tam quan, đến sân đình, ở giữa sân đình thường xây một bệ gạch gọi là đàn Xã tắc; sau đàn Xã tắc đến tấm bình phong, trên có đắp nổi hoặc vẽ hình hổ (còn gọi là bia ông Hổ); hai bên có hai miếu nhở: miếu bên tả thờ Bạch Hổ, miếu bên hữu thờ Ngũ Hành Nương nương (có nơi thờ Nhị vị Công tử). Tiếp đến là nhà Võ ca làm nơi tập kết người và nghi trượng phục vụ cho tế lễ. Nhà Võ ca còn làm nơi diễn tuồng (hát bội) vào dịp lễ hội. Sau đến nhà Chính điện (hay Chính tẩm), là khu vực trung tâm của ngôi đình làm nơi thờ cúng và tế lễ thần linh. Bên cạnh đình người ta xây một nhà gọi là Hội sở, hay nhà Túc yết, dùng làm nơi hội họp dân làng khi có việc hệ trọng, hoặc làm nơi chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi vào chính điện tê lễ. Một số đình còn có nhà Tiền vãng làm nơi thờ các vị hương chức đã qua đồi, và cũng là nơi ở của cụ từ; đông lang và tây lang là hai dãy nhà khách ở hai bên toà chính điện; còn có cả nhà bếp và nhà kho, ở một vài nơi trong khu vực đình còn xây thêm cả miếu bà Chúa Xứ. Như vậy, mặt bằng kiến trúc và đơn nguyên kiến trúc tại các đình làng của người Việt ở Nam Bộ có vẻ đa dạng và phức tạp hơn các đình làng người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

kiến trúc của đình làng

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về diễn trình biến đổi của kiến trúc đình làng người Việt qua không gian và thời gian, để thấy được những đặc trưng căn bản của ngôi đình làng Việt ở ba miền Bắc – Trung – Nam, tạo nên phong cách kiến trúc đình làng truyền thống rất đa dạng, phong phú và độc đáo của người Việt Nam.
Từ đó suy ra, đình là ngôi nhà chung của một cộng đồng làng xã cổ truyền người Việt, với ba chức năng sử dụng chính: 1- Chức năng hành chính, ngôi dinh làng là nơi để các hương chức làm việc, hoặc để họp bàn “việc làng – việc nước”, hoặc làm nơi xét xử các vụ việc vi phạm đêh hương ước, hay khoán ước của làng (luật tục hay lệ làng); 2- Chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, ngôi đình là nơi thờ vọng hoặc thờ chính vị thần Thành hoàng làng (trong đình thần có thể thờ một hay nhiều vị thần Thành hoàng tuỳ theo mỗi làng); 3- Chức năng văn hoá dân gian (lễ hội dân gian), ngôi đình làng là trung tâm và diễn trường của lễ hội dân gian cổ truyền của một cộng đồng dân cư tại chỗ, nên có tên gọi là Lễ hội đình làng (hay gọi tắt là Hội làng).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan