Khởi nguồn của Nho giáo

     Theo các tài liệu đã công bố, thì khởi nguồn của Nho giáo là trường phái Nho gia, một trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc thời cổ đại. Khổng Tử (551- 479 tr.CN) sông vào thời Xuân Thu là người đặt cơ sở đầu tiên của phái Nho gia.       Ông tên thật là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Khi còn nhỏ tuổi Khổng Tử thường thích chơi trò bày các khay để cúng và sính trò tế lễ. Sinh thời ông rất thông minh, ham đọc sách, hiểu biết rộng và kiến thức uyên thâm. Thuở ấy, vua nước Lỗ biết tiếng ông và coi ông là bậc hiền triết, nên mời Khổng Tử làm quan Tư khấu (quan trông coi việc hình), rồi sau đó phong cho ông làm Tướng quốc. Về sau vua nước Lỗ chỉ ham mê tửu sắc, không đế ý tới việc triều chính, Khổng Tử can ngăn không được nên xin vua nước Lỗ cho từ quan về nhà đọc sách và dạy học làm vui. Ông vừa là nhà tư tưởng, vừa là nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại. Phần lớn thời gian trong cuộc đời của mình ông đi khắp các nước chư hầu ở Trung Quốc để thuyết trình chủ trương chính trị tư tưởng của mình. Tuy nhiên, ở thời đó vua các nước chư hầu không ai muốn tin dùng học thuyết của Khổng Tử. Lúc về già ông quyết định quay trở lại nước Lỗ, mở trường dạy học. Khi đó, học trò theo học Ngài đông tới vài nghìn người; 

Khởi nguồn của Nho giáo

Và Khổng Tử mất ngày Kỷ Sửu, năm thứ 16 đời Lỗ Ai Công (tức năm 479 tr.CN). Ngoài việc dạy học ông còn chỉnh lí các sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, vì sách Nhạc bị thất truyền nên 5 quyển còn lại về sau trở thành 5 tác phẩm kinh điển của Nho giáo, còn được gọi là Ngủ kinh. Tất cả những lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò của ông, được các học trò chép lại thành sách Luận ngữ. Vì thế, đây là một tác phẩm quan trọng nhất để tìm hiểu tư tưởng của Khổng Tử, được thể hiện trên bốn mặt: triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục. Chẳng hạn, về mặt triết học, Khổng Tử không mấy quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, do đó ông tỏ thái độ không rõ rệt về trời đất quỷ thần. Nhưng ông lại cho rằng trời chỉ là giới tự nhiên, trong đó có bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh trưởng; đồng thời ông lại cho rằng trời là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người, vì thế con người phải sợ mệnh trời. Còn đối với quỷ thần thì Khổng Tử vừa có thái độ hoài nghi và cho rằng: “chưa biết được việc người, làm sao biết được việc thờ quỷ thần”, hoặc ” chưa biết được việc sống, làm sao biết được việc chết”, ông lại vừa có thái độ coi trọng việc cúng tế, tang ma và cho rằng: “tế thần xem như có thần”. Đó chính là thái độ nước đôi của ông, nên dễ bị giai cấp thống trị lợi dụng để mê hoặc dân chúng, tạo thuận lợi cho việc cai trị xã hội phong kiến lâu dài ở Trung Quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì