Đền Giếng và toàn bộ khu di tích đền Hùng

      Đền Giếng, là nơi thờ công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, là hai con gái của vua Hùng thứ 18. Đền Giếng có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Tam, ngay dướichân núi Nghĩa Lĩnh, gồm có ba nếp nhà và hai bên là tả mạc và hữu mạc (tức hai nhà oản ở hai bên phải và trái). Tương truyền ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai mị nương tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa theo vua cha đi kinh lí qua đây thường hay đến giếng nước trong mát để soi gương chải tóc. cả hai nàng đều đẹp người, đẹp nết và có công cùng chồng dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tăm, phát triển buôn bán, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trám họ. Vì thê, để tưởng nhớcông ơn của hai nàng, nhân dân đã xây dựng ngôi đền ở gần cái giếng linh thiêng này, để thờ tự hai vị công chúa theo phong tục cổ truyền dân tộc. Do đó ngôi đền này có tên gọi nôm na là đền Giếng như hiện nay.

       Tóm lại, toàn bộ khu di tích đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh gồm có ba ngôi đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng đều có thiết trí thờ tự giống nhau: thờ Tam Sơn Cấm địa và 18 đòi các vua Hùng, cùng hai công chúa con gái Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Thiền Quang thờ Phật, lăng Tổ và đền Giếng thờ Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Đền Giếng

      Theo nguồn tư liệu văn hoá dân gian (hay dân tục học) thì việc phân công thờ tự tại đền Hùng của cư dân các làng xã quanh núi Nghĩa Lĩnh đã có từ cuối thời nhà Trần, thế kỷ XIV, như sau: làng Trẹo là cư dân gốc của vùng này làm đền ở giũa núi, tức đền Trung để thờ các vua Hùng. Sau đó làng Trẹo tách ra thành hai làng thì làng mói tách ra đi vào Lũng cổ lập nên làng Cả là tiền thân của làng cổ Tích sau này. Đến đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền Trung và triệt hạ làng Cả. Đến khi giặc tan thì dân làng Cả còn sót lại cùng với dân mới đến ngụ cư lập làng cổ Tích, dựng đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, dựng chùa Thiền Quang và gác chuông. Do đền Trung khi đó bị giặc phá huỷ, nên dân làng Trẹo dựng lại đền Trung ngay trên nền đất cũ, và ngôi đền này hiện vẫn còn nguyên vẹn từ đó đến nay.

        Đến đầu thê kỷ XVII làng Trẹo lại tách ra thành hai làng, làng mới tách ra là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Khi ấy dân làng Vi nhận trách nhiệm dựng lại đền Hạ và trông nom thờ tự ở ngôi đền này, rồi kể từ đó đến nay, theo sự phân công mang tính tự nguyện thì dân làng cổ Tích quản lí và trông coi thờ tự đền Thượng và chùa Thiền Quang với gác chuông và đền Giếng; làng Trẹo trông coi đền Trung, còn làng Vi trông coi đền Hạ. Dưới thời Lê Trung hưng, cư dân cả xã Hy Cương được nhận làm con “Trưởng tạo lệ”, được nhà vua cung cấp cho 500 mẫu ruộng tại xã này và cho thu thuế cả một vùng rộng lớn từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ… Hằng năm dân trưởng tạo chỉ có nghĩa vụ phải đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ đền Hùng…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt