Chùa Bút Tháp – ngôi chùa nổi tiếng của đất Kinh Bắc

     Một ngôi chùa nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc, không thể không nhắc đến đó là chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự (ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Nhạn Tháp) ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp được xây dựng vào năm 1646, thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Tổng thể kiến trúc của chùa Bút Tháp gồm có 10 toà nhà chính, với chiều dài của mặt bằng kiến trúc là hơn lOOm.

Chùa Bút Tháp

     Mặt trước chùa là cổng Tam quan và gác chuông, bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Các hạng mục công trình chính gồm ba dãy nhà: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, nên có hình dáng kiến trúc kiểu chữ Công (X). Sau chùa còn có phủ thờ là một nếp nhà ngang rộng 5 gian, ở gian giữa nôi chuôi vồ tạo hậu cung, giống như cấu trúc của một ngôi đền. Trong hậu cung có thờ hai pho tượng: một là chân dung Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê), đầu đội vương miện, khoác áo tu hành; và tượng Công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều trong tư thế ngồi theo dáng toạ thiền. Do đó, nhìn toàn cảnh mặt bằng kiến trúc của chùa Bút Tháp thì có cấu trúc hình chữ Vương (ĩ). Tại sân chùa còn tháp Báo Nghiêm gồm 5 tầng cao 13,5m, và có một bút mai, giống như một cây bút khổng lồ vươn lên trời cao. Toàn bộ toà tháp này được xây dựng bằng đá xanh, với nghệ thuật điêu khắc và ghép đá rất tài hoa của người thợ xưa. Tháp thờ thiền sư Chuyết Chuyết với tước vị vua phong là “Minh Việt Phổ giác thiền sư”. Đặc biệt trong chùa Bút Tháp có một pho tượng Phật Bà Quan Âm “nghìn mắt, nghìn tay” rất nổi tiếng ở nước ta, với kích thước lớn và đồ sộ: tượng cao 3,7m, có 11 đầu, 42 cánh tay chính và 952 tay nhở, trong mỗi lòng bàn tay hiện lên một con mắt, nên còn gọi là tượng Quan Âm “thiên thủ, thiên nhãn”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán