Cuộc tế lễ đại chúng

     Cuộc tế lễ đại chúng, được cử hành ngay sau khi đám rước thần đi du ngoạn về đến đình làng do chủ tế và ban tế thực hiện. Sau đó, mọi người thay nhau vào tế theo thứ tự:

Đầu tiên là các cụ bô lão và các quan viên trong làng tế trước tiếp theo là các chân cờ, chân kiệu, những ngưồi rước nghi trượng, đồ thồ, chấp kích vào tế; sau cùng là phường đồng văn và phường bát âm, kế đó là, dân làng và khách thập phương đến dự vào tế lễ dâng hương. Cuộc đại tế này có thể kéo dài cả buổi khoảng vài ba tiếng đồng hồ mới xong.

Từ ngày hôm sau cho đến khi kết thúc lễ hội, mỗi ngày một lần tổ chúc rước văn tế từ nhà người điển văn; rước cỗ xôi, hoặc cỗ bánh, hoặc tam sinh từ nhà đăng cai về tế lễ tại đình như hôm đầu mở hội, đan xen với các cuộc tế lễ và rước xách là các cuộc vui chơi hội hè. Ban ngày có tô chức các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, chọi gà, đu nhún…, hoặc bơi thuyền; Còn buổi chiều hoặc buổi tối thì tổ chức diễn xướng và múa hát dân gian rất vui nhộn như diễn chèo, tuồng, hát dân ca, hát giao duyên…

Cuộc tế lễ đại chúng

Khi khảo cứu về lễ hội truyền thông nói chung và lễ hội đình làng người Việt nói riêng thì không thể bở qua việc nói đến trò diễn và diễn xướng dân ca như hát bội, hát tuồng, hát chèo, hát quan họ…trong lễ hội. Từ bao đòi nay, diễn xướng, hoặc hát dân ca đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của mọi loạihình lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đình làng. Phổ biến nhất trong các lễ hội đình làng ở Bắc Bộ xưa kia vốn có tục hát “cửa đình” do phường hát của xã hay của huyện quản lí, và được quyền thu tiền hát trong lễ hội.

Điều này được ghi lại trong các bia đình ở nhiều làng thuộc vùng châu thổ sống Hồng, như ở địa bàn Hà Nội hiện nay có: bia đình làng Lạp Thượng (Quốc Oai), đình làng La Dương (Từ Liêm), bia đình làng Khê Ngoại (Mê Linh), bia đình làng Bà Dương (Hoài Đức), bia đình làng Trung Đích (Từ Liêm), bia đình làng Thuỵ Tiêm (Ba Vì); và các bia đình làng ở Vĩnh Phúc như: bia đình làng Xuân Trạch (Lập Thạch), bia đình làng Lưỡng Quế (Lập Thạch), bia đình làng Cao Trung (Lập Thạch)…

 Ngoài ra còn có tục hát ả đào trong một số lễ hội đình làng ở xứ Đoài cũ như: lễ hội làng Yên Sở và lễ hội làng Đắc sở (nay thuộc Hoài Đức, Hà Nội), v.v… Tục hát chèo ở sân đình trong ngày hội làng cũng khá phổ biến trong các lễ hội đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, khi đó, tại sân đình người ta trải vài cái chiếu lớn làm “sân khấu” chèo (nên còn gọi là chiếu chèo sân đình). Loại hình diễn xướng hay múa hát dân gian này thấy xuất hiện nhiều lễ hội đình làng ở xứ Đông, xứ Đoài và xứ Nam của vùng châu thổ Bắc Bộ xưa kia.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt