Trò chơi dân gian trong lễ hội

    Một số trò chơi dân gian trong lễ hội đình làng nói chung có liên quan hoặc gắn liền với các nghi lễ nông nghiệp cổ như: cướp cầu, kéo co, đua thuyền, leo cột, đánh đu…, để nhận diện thêm một số nét đặc trưng trong bản sắc văn hoá người Việt, và đó cũng là một việc làm bổ ích và lí thú. Chẳng hạn, trò chơi cướp cầu không chỉ là một trò chơi mang tính thể thao mà còn mang ý nghĩa của tục cầu mùa, như ở lễ hội làng Yên Xá (Bắc Ninh), người dân đào hai cái hốtheo hướng đông – tây tại sân đình, trong đó một hố là ” hốchiêm”, hố còn lại là ” hốmùa”. Người ta làm sẵn một quả cầu gỗ sơn đở và thường để ở hậu cung của đình làng.

     Đến ngày hội làng, sau khi làm lễ xong thì người ta rước cầu ra thềm đình. Trên sân đình đã có hai phe, mỗi phe giữ một hố(như giữ gôn trong bóng đá mi ni hiện nay), khi chơi hai bên tranh dành nhau thật quyết liệt để lấy quả cầu cho vào hố bên kia. Người ta tin rằng, nếu quả cầu lọt nhiều vào hốmùa ở phía tây thì vụ lúa tháng mười sẽ được mùa lớn, còn cầu lọt nhiều vào hốchiêm ở phía đông thì vụ lúa tháng năm được mùa to. Cách chơi cầu của dân làng xã Phù Ninh (Gia Lâm, Hà Nội) thì lại khác.

Trò chơi dân gian trong lễ hội

     Tại hai đầu sân đình, người ta trồng hai cây tre, trên có treo cái giở thủng trôn, cũng có hai đội chơi (như chơi bóng rổ hiện nay) theo quy ước, người của phe nào thì phải cướp lấy cầu mà ném sao cho trúng vào rổ của phe mình nhiều hơn là thắng cuộc; Còn có trò chơi cầu rọ của dân làng xã Lương Lỗ (Thanh Ba, Phú Thọ), đó là trò chơi ném cầu sơn son vào chiếc rọ thủng trôn, được treo lên một cây tre dựng ở giữa sân đình; và cũng có hai đội chơi, mỗi đội đông đến vài chục người.

     Khi thi đấu, người của đội nào nẻm cầu trúng vào giở trước thì đội ấy thắng cuộc. Ở lễ hội đình làng Gừa, xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, Hà Nam), lại có trò chơi như: Dân làng chọn một cụ già khoẻ mạnh, nhanh nhẹn đi vào hậu cung lấy quả cầu sơn son ra trước sân đình, rồi cầu khấn thần linh cho vụ mùa bội thu, nhân khang vật thịnh. Xong cụ tung quả cầu lên cho mọi người tranh cướp, sau một tuần hương trai đinh phe nào còn giữ được quả cầu trên tay thì phe đó thắng cuộc.

     Còn có địa phương lại chơi cầu bằng gậy tre cong ở đầu để hất cầu vào lỗ, mà dân gian vẫn gọi nôm na là trò “hất phết”. Trong trò chơi này thì cái gậy là cây phết, quả cầu là quả phết (trò hất phết của ta cách chơi gần giống với chơi đánh gôn, hoặc chơi khúc côn cầu trên sân băng của người châu Âu hiện nay). Ngoài ý nghĩa cầu mùa ra, thì trò hất phết còn được coi là một trò chơi mang tính thể thao vui khoẻ khá nổi tiếng của nhiều làng cổ ở vùng đất Tổ Hùng Vương (Phú Thọ).