Vì sự tiện ích của loại nhà rường này khá phù hợp với thời tiết và khí hậu của miền Trung mà người ta đã áp dụng vào việc xây dựng các ngôi đình ở miền Trung, tạo ra kiểu dáng kiến trúc riêng khác nhiều so với đình làng ngoài Bắc. Nhìn chung, kết cấu kiến trúc của các ngôi đình ở miền Trung cũng khá đơn giản, nhiều ngôi đình chỉ có một toà Đại đình, với hai nhà giải vũ ở hai bên phía trước, hoặc ở hai bên phía sau đình. Phần lớn các ngôi đình ở miền Trung có kết cấu kiểu chữ Tam, gồm một toà Đại đình ở giữa, nhà Tiền đình ở phía trước và nhà hậu cung ở phía sau. Cũng có nơi người ta làm đình chỉ có một nhà Tiền đường, được gọi là đình họp (thường dùng để họp hành việc làng xã), còn phía sau là toà Đại đình, được gọi là đình tế (là nơi cử hành việc tế lễ thần linh trọng thể khi làng mở hội).
Ngôi đình làng người Việt ở Nam Bộ cũng có những nét đặc trưng riêng so với đình làng ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Theo sử sách và các tài liệu đã công bố thì từ thế kỷ XVII, đã có nhiều người Việt từ miền Trung kéo đến khai phá đất hoang ở vùng châu thố sông Cửu Long (hay còn gọi là đồng bằng Nam Bộ). Vào năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu cảnh tuân theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào đất Nam Bộ tổ chức các đơn vị hành chính mối. Khi các làng xã mối này được thành lập thì các lưu dân người Việt đã nhanh chóng xây dựng lên các ngôi đình để thờ cúng thần Thành hoàng như ở nơi quê hương cũ ngoài miền Trung. Cùng với những biến đổi về văn hoá, tín ngưỡng và phong tục của lưu dân người Việt, để cho phù hợp và thích nghi với môi trường văn hoá xã hội ở vùng đất mới Nam Bộ, thì ngôi đình làng cũng có sự thay đổi và chịu ảnh hưởng của kiểu dáng kiến trúc nhà dân dụng, sao cho phù hợp với thời tiết và khí hậu trên quê hương mối ở Nam Bộ.
Trên cơ sở đó, người ta có thể nhận biết được những nét kiến trúc đặc trưng của ngôi đình làng cổ truyền ồ Nam Bộ, chẳng hạn như: Đình làng Nam Bộ là một quần thể gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái, gọi là “tứ trụ” hay “tứ tượng”. Loại nhà này có diện tích mở rộng ra bốn phía bằng bộ kèo đâm và kèo quyết đều nhau vuông vức, thường chỉ làm nơi thờ tự như: đình, chùa, miếu, chứ không làm để ở. Như vậy, lúc đầu đình Nam Bộ phần nhiều có kiểu dáng kiến trúc nhà hình vuông, hay nhà “tứ trụ”. Sau đó các làng có sô” dân đông hơn thì họ làm đình theo kiểu nhà hình chữ nhật gồm 3 gian 2 chái, theo kiểu nhà dân dụng ở Nam Bộ. Đó là kiểu nhà “xuyên trinh” (hay nhà “xuyên trếng”), đó chính là kiểu nhà rường ở miền Trung do lưu dân người Việt từ miền Trung đưa vào. Ngoài ra, ở Nam Bộ còn có một sô” nơi người ta làm đình làng có cấu trúc gồm cả hai loại nhà: nhà vuông kiểu “tứ trụ” và nhà 3 gian 2 chái kiểu “xuyên trinh” rất độc đáo và phức tạp, đến nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn ở một số làng Nam Bộ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán