Văn từ hay Văn chỉ ở miếu thờ

      Trong xã hội phong kiến Đại Việt, làng xã nông thôn là đơn vị cơ sở của nhà nước trung ương tập quyền. Lịch sử làng quê cổ truyền ở nước ta vốn dĩ là các công xã nông thôn, với nền kinh tế tiểu nông khép kín và mang tính “tự cung tự cấp”. Dưới thời Lý – Trần, thì Phật giáo chiếm vị trí độc tôn, tạo điều kiện cho chùa chiền mọc lên ở khắp các làng quê. Song bên cạnh ngôi chùa làng, vẫn có đền miếu thờ các bậc tiên hiền, hoặc danh Nho, gọi là Văn từ hay Văn chỉ (nếu đền lộ thiên thì gọi là Văn chỉ, còn đền (miếu) có mái che được gọi là Văn từ, và có nơi còn gọi là Văn xã). Điều đó chứng tỏ Nho giáo đã được bắt rễ ăn sâu đến tận các làng xã của nước ta, và điều đó cũng chứng tỏ sự hiện diện của Nho giáo tại các làng quê cổ truyền Việt Nam trong xã hội phong kiến.
       Như vậy, Văn từ hay Văn chỉ là miếu thờ những bậc danh Nho hoặc các vị khoa bảng của làng xã sở tại. Có trường hợp làng không ai đỗ đạt thì người ta thờ Khổng Tử gọi là bậc Tiên sư – Tiên Thánh, nhằm khuyến khích việc học hành thi cử của con em làng mình. Việc thờ cúng ở Văn từ hay Văn chỉ được bài trí như sau: ở ban giữa thờ những vị đỗ đại khoa (tiến sĩ) và những người làm quan từ tam phẩm và tứ phẩm; ở ban tả thờ những người đỗ trung khoa (cử nhân) và những người làm quan từ ngũ, lục và thất phẩm; còn ở ban hữu thờ những vị đỗ tiểu khoa (tú tài) và những người làm quan hàm từ bát, cửu phẩm. Theo định lệ, hằng năm dân làng tổ chức tế lễ hai lần: vào mùa xuân (tháng 2 âm lịch) và vào mùa thu (tháng 8 âm lịch). 

 Văn chỉ ở miếu thờ

Đến ngày tế lễ thì người ta đem phối tự thò cả các vị hào mục, tổng lý và các thầy đồ trong làng mình cho thêm phần long trọng. Năm nào triều đình mở khoa thi thì tất cả các sĩ tử trong làng phải tổ chức lễ kỳ khoa tại Văn từ hay Văn chỉ, và có mời dân làng đến dự để chứng giám và để cầu cho làng mình được nhiều người đỗ đạt. Đến khi đã thi xong, nếu ai trong sô” họ đỗ thì về làng cử hành lễ tạ tại Văn từ, để tạ ơn các vị thánh hiền đã phù hộ cho mình được đỗ đạt. Đó là những việc làm mang ý nghĩa tích cực nhằm khuyến khích sự học hành tại các làng xã, cùng với ý thức “Uống nước nhớ nguồn” được khơi dậy trong các thế hệ con cháu đời sau.
        Ở nước ta, Nho giáo đạt độ cực thịnh và trở thành chính giáo dưỡi triều đại nhà Hậu Lê, thê kỷ XV. Khi ấy nhà nước phong kiến đã sử dụng hệ tư tưởng của Nho giáo làm chủ đạo trên các lĩnh vực hoạt động văn hoá, chính trị và xã hội của đất nước. Do vậy, đã dẫn đến nhiều thiết chế của xã hội bị thay đổi về căn bản. Để củng cố bộ máy quyền lực của triều đình từ trung ương đến các địa phương trong cả nước, thì triều đình vẫn lấy làng xã làm đơn vị cơ sỏ. Chính vì lẽ đó mà trung tâm sinh hoạt chính trị, xã hội và văn hoá của các làng xã chuyển từ ngôi chùa sang ngôi đình làng. Đình làng ra đời từ bao giờ, đến nay vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp xác đáng; Và ta chỉ biết được rằng, những ngôi đình làng cổ nhất mà hiện nay đang còn đều được xây dựng từ cuối thế kỷ XV, và đầu thế kỷ XVI.