Trò chơi kéo co trong lễ hội dân gian

     Trò chơi kéo co trong hội làng cũng mang ý nghĩa cầu mùa rất rõ nét. Chẳng hạn như trò chơi kéo co tròng hội làng Tích Sơn (Tam Dương, Vĩnh Phúc) được bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng Giêng (tức mùng 3 Tết). Tham gia vào trò chơi này gồm có hai phe là phe anh và phe em. Khi đó, phe anh đứng ở phía đông (nên gọi là phe đông) và phe em đứng ở phía tây (nên gọi là phe tây). Hai phe thi đấu kéo co liền trong 3 hiệp, và phe nào thắng 2 hiệp thì phe đó thắng cuộc, đoạt giải thưởng.

     Người ta tin tưởng rằng, nếu phe anh (hay phe đông) thắng thì năm đó dân làng được mùa. Chính vì vậy, mà người ta luôn cổ vũ mạnh mẽ cho phe này cố gắng thắng cuộc, để mong mùa màng bội thu. Hoặc trò chơi kéo co trong lễ hội làng Hữu Chấp (Yên Phong, Bắc Ninh), được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng (tức ngày mùng 4 Tết) ở tại sân đình. Tham gia vào trò chơi này cũng có hai phe là phe nam và phe nữ, gồm toàn nam nữ thanh niên chưa vợ, chưa chồng.

Trò chơi kéo co

     Khi vào cuộc chơi thì phe nam đứng phía tây, còn phe nữ đứng phía đông, ở hai đầu một dây thừng to dài khoảng 20 mét. Chơi khi trống lệnh điểm thì hai bên hợp sức kéo mạnh về phía mình. Sau một hồi co kéo cật lực, tưởng chừng bên nam sẽ thắng, nhưng chung cuộc bao giờ bên nữ cũng thắng. Rõ ràng trò chơi kéo co ở đây cũng chỉ mang tính tượng trưng. Vì người ta “cô tình” để cho bên nữ (tức bên đông) thắng, tương tự như ở làng Tích Sơn, thì năm đó dân làng mói được mùa và no ấm, nhân mối khang vật mới thịnh, để thoả lòng mong ước muôn thuở của mọi cư dân trong làng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán