Những ngôi đình cổ nhất

       Theo chúng tôi thì có thể nói rằng, đình là “ngôi nhà chung” của một cộng đồng dân cư nông nghiệp lúa nước, được xây dựng ở khắp các làng xã cổ truyền của nước ta. Đình làng ra đời là kết quả của mối tương giao giữa Nho giáo với tín ngưỡng dân gian tôn thờ đa thần.  Đó chính là sự tôn thờ những người anh hùng lịch sử hoặc các danh nhân văn hoá có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng làng giữ nước. Khi các ngôi đình làng xuất hiện thì họ trở thành các vị thần Thành hoàng làng, và được dân gian thần thánh hoá, rồi tôn thờ ở các ngôi đình làng dưới sự bảo trợ của triều đình phong kiến Nho giáo từ thời nhà Hậu Lê về sau. Tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng là một bộ phận quan trọng của tín ngưỡng dân gian người Việt. Việc thờ cúng các vị Thành hoàng làng ở ngôi đình là hoàn toàn theo đúng phong cách của đạo Nho, vì khi đó Nho giáo đã chiếm được vị trí độc tôn, thì các vị Thành hoàng đều được Nhà nước phong kiến công nhận và họ đều được nhà vua phong sắc với tước vị đầy đủ, cùng các mỹ tự nhằm ca ngợi công đức của các vị thần.

Những ngôi đình cổ nhất

      Theo các tài liệu đã công bố thì người ta đã biết được rằng, các ngôi đình cổ nhất nay vẫn còn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, phần lớn được xây dựng vào CUỐI thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI như: đình Thanh Hà ở làng Thanh Hà cổ (nay là sô” 10 phô” Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dựng năm 1433; ngôi đình ở xã Trung Bản, huyện Yên Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng vào năm 1495; đình Lỗ Hạnh (nay ô huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang) được xây dựng những năm (1566-1577); đình Tây Đằng (nay ở huyện Ba Vì, Hà Nội) được xây dựng vào giữa thê” kỷ XVI; đình Đại Đoan ở xã Đoan Bái, huyện Gia Lương (Bắc Ninh) cũng được xây dựng vào cuối thê” kỷ XVI (1583), v.v…
       Như đã chứng minh và lí giải ở trên, việc xuất hiện ngôi đình làng và sự thờ cúng thần Thành hoàng đã cho ra đời một loại hình lễ hội dân gian mối tổ chức tại đình làng, được gọi là lễ hội đình (tức lễ hội dân gian lấy đình làng làm trung tâm và diễn trường của lễ hội), bên cạnh các loại hình lễ hội vô”n có như: lễ hội đền (miếu) và lễ hội chùa. Trong hệ thông lễ hội truyền thông dân tộc, lễ hội đình chiếm tỉ lệ khá cao, vì hầu hết các làng xã ở nước ta đều có một ngôi đình để thờ thần Thành hoàng của làng mình. Qua câu ca:
“Trống làng nào làng ấy đánh,
Thánh làng nào làng ấy thờ.”
được truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ từ bao đời nay đã phần nào chứng minh điều kể trên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt nam