Theo sử sách và các tài liệu đã công bố thì lịch cúng tế tại đình làng của người Việt thời phong kiến, được gắn liền với lịch sản xuất nông nghiệp lúa nước (theo âm lịch hay lịch theo trăng), và có chịu ảnh hưởng khá rõ nét các lịch tiết của người Trung Quốc thời cổ đại. Trải qua lịch sử lâu dài, lịch cúng tế theo lịch tiết trong năm của các làng xã người Việt trong xã hội cổ truyền, cơ bản là giống nhau và chỉ khác nhau không đáng kể (về cụ thể và chi tiết, còn tuỳ thuộc vào quy định theo hương ước và luật lệ riêng của mỗi làng). Vì vậy, chúng tôi khái quát chung về lịch cúng tế theo lịch tiết ồ đình làng của người Việt trước đây như sau:
1 – Tháng Một (tháng Giêng): vào các ngày mùng 1, 2, 3, 4, dân làng tổ chức cúng Tết Nguyên đán; và cúng Rằm (15-1 âm lịch), mà tục gọi là “Tết Rằm tháng giêng”.
2 – Tháng Hai: vào ngày Rằm (15-2 âm lịch), tổ chức tế xuân;
3 – Tháng Ba: chọn một trong bôn. ngày đầu tháng làm lễ Tống trùng, để đuổi sâu bọ ra khởi ruộng đồng và ma quỷ ra khởi làng. Đến khoảng giữa tháng (từ mùng 10 đến 26-3), chọn ngày tốt để làm lễ Kỳ yên hay lễ Kỳ phúc, cầu cho dân làng được yên ổn làm ăn.
4 – Tháng Năm: vào ngày mùng 5, cúng lễ Đoan ngọ (tục gọi “Tết mùng 5 tháng 5″ âm lịch là “Tết giết sâu bọ”), dâng cúng thần linh nhiều thứ quả đầu mùa, rồi sau mới ăn.
1 – Tháng Một (tháng Giêng): vào các ngày mùng 1, 2, 3, 4, dân làng tổ chức cúng Tết Nguyên đán; và cúng Rằm (15-1 âm lịch), mà tục gọi là “Tết Rằm tháng giêng”.
2 – Tháng Hai: vào ngày Rằm (15-2 âm lịch), tổ chức tế xuân;
3 – Tháng Ba: chọn một trong bôn. ngày đầu tháng làm lễ Tống trùng, để đuổi sâu bọ ra khởi ruộng đồng và ma quỷ ra khởi làng. Đến khoảng giữa tháng (từ mùng 10 đến 26-3), chọn ngày tốt để làm lễ Kỳ yên hay lễ Kỳ phúc, cầu cho dân làng được yên ổn làm ăn.
4 – Tháng Năm: vào ngày mùng 5, cúng lễ Đoan ngọ (tục gọi “Tết mùng 5 tháng 5″ âm lịch là “Tết giết sâu bọ”), dâng cúng thần linh nhiều thứ quả đầu mùa, rồi sau mới ăn.
6 – Tháng Bảy: vào ngày Rằm cúng lễ Tết Trung nguyên (tục gọi ngày Rằm tháng 7 là ngày “Xá tội vong nhân”); đến ngày 27 thì tiến hành lễ Thượng điền, trở lại công việc đồng áng.
7 – Tháng Tám: chọn ngày tốt đầu tháng làm lễ Tông trùng; đến ngày Rằm thì làm lễ cúng Trung thu; sau đó chọn một ngày tốt trong những ngày cuôì tháng (từ 21 đến 29-8 âm lịch), để cử hành lễ Lúa sinh, cầu xin lúa trỗ đều hạt mẩy.
8 – Tháng Chín: vào ngày mùng 9 thì làm lễ Trùng cửu; rồi chọn một ngày tốt khoảng giữa tháng để làm lễ Thường tân (tục gọi là lễ “Cơm mới”).
9 – Tháng Mười: vào ngày mùng 10 thì làm lễ Trùng thập.
10 – Tháng Mười một: chọn ngày tốt làm lễ Hạ tang điền (lễ xuống ruộng dâu ở những làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa); đến ngày Rằm thì làm lễ Bãi tịch (nghỉ việc phục dịch).
11 – Tháng Mười hai (tháng Chạp): vào ngày mùng 2, làm lễ cúng ở đình xong đi tảo mộ; đến ngày 26 làm lễ cúng Tất niên là ngày lễ hết năm; đêm 30 Tết làm lễ cúng Giao thừa đón mừng năm mới
Đọc thêm tại: http://khamphavanhoaviet24h.blogspot.com/2015/07/te-le-va-ruoc-xach-trong-le-hoi-inh.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì