Tương truyền, Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi đã cho dựng cột đá thề và xây đền thờ bằng đá trên núi Nghĩa Lĩnh để thờ phụng các vua Hùng, rồi cùng phối thờ với các vị thần Núi đã xuất hiện trước đó trong tín ngưỡng dân gian nguyên thuỷ của người Lạc Việt.
Qua đó, ta cũng có thể đoán định được tục thờ cúng tổ tiên và tục thờ các vua Hùng đã xuất hiện ở cư dân nước Âu Lạc của vua An Dương Vương lúc bấy giờ. Còn cỗ long ngai thứ tư ở vị trí phía dưới bên trái của điện thờ tại đền Hạ là không có bài vị; tương truyền đó là chỗ thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung công chúa, hai người con gái của vua Hùng thứ 18.
Ngoài ra, ở đền Hạ còn thờ hai phiến đá hình tròn trên nền đất gian giữa, được coi là dấu vết còn lại của tục thờ sinh thực khí (theo tín ngưỡng phồn thực) của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương cổ đại. Đền Hạ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm, đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn; và đền được xây dựng theo kết cấu hình chữ Nhị (—). Tương truyền, xưa kia chính tại đây Lạc Long Quân sau khi kết hôn với Âu Cơ, ông đã đưa bà từ động Lăng Xương (nay thuộc đất của huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ) về núi Nghĩa Lĩnh. Sau đó ít lâu bà Âu Cơ sinh ra bọc “trăm trứng”.
Dựa trên cơ sở đó mà người xưa đã xây dựng nên sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được sinh ra từ một bọc “trăm trứng” của bà Âu Cơ. Vì vậy trong ngôn ngữ của nước ta, dân gian vẫn thường dùng hai tiếng “đồng bào” (cùng trong một bọc) cho đến tận ngày nay. Do đó, ngôi đền Hạ được xây dựng tại đây cũng mang ý nghĩa nhắc lại sự tích Bọc trăm trứng do bà Âu Cơ sinh ra.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các phong tục tập quán của người
việt nam