Tục đua thuyền trong lễ hội làng khá phổ biến ở nước ta trước đây, là một nghi lễ nông nghiệp, có liên quan đến nghi lễ cầu nước hoặc cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, thường được tổ chức tại những nơi gần sống nước. Tuy nhiên, tục đua thuyền ở mỗi địa phương lại có cách gọi riêng như “tiệc bơi” (Phú Thọ), “đấu chu” (Bắc Ninh), “chèo chải” (Thanh Hoá), “trò bơi” (Nghệ An), “đua ghe” ở miền Trung và miền Nam. Chẳng hạn như trong ngày hội đua thuyền của dân làng Đào Xá (Tam Nông, Phú Thọ), mà dân làng vẫn quen gọi là “tiệc bơi”, thì chỉ có hai thuyền tham dự, gắn liền với tín ngưỡng phồn thực.
Trong đó, một thuyền được gọi là “thuyền đực”, ở đầu mũi thuyền có gắn hình con chim; và thuyền còn lại gọi là “thuyền cái”, đầu mũi thuyền có gắn hình con cá. Hoặc hội đua thuyền ở làng Đăm, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), được tổ chức vào ngày hội làng mùng 9 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Sau khi cử hành tế lễ trọng thể ở đình làng xong thì tổ chức đua thuyền tại đầm Đăm. Tục đua thuyền ở đây mang hình thức như một nghi lễ cúng Thuỷ thần là đức Thánh Tam Giang và thần Thành hoàng làng là Nguyễn Thị Giang (theo chiết tự thì “giang” có nghĩa là sống, nên có thể đó là vị thần Sống nước hay là Thuỷ thần cũng vậy?). Hoặc hội đua thuyền ở làng Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), thường được tổ chức khi nắng hạn kéo dài.
Trong khi cuộc đua thuyền đang diễn ra ở dưới sống thì trên bờ có nhiều người gõ trống, reo hò vang động cả một khúc sống. Theo cách hiểu của nhiều người thì thuyền đua để thúc nước gọi cầu mưa, còn đánh trống là sự mô phởng tiếng sấm gọi mưa về lấy nước để sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng tục đua thuyền trong hội làng của cư dân nông nghiệp ở nước ta có liên quan đến tục cầu mưa trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, nay vẫn còn bảo lưu trong nhiều lễ hội đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì