Nghi lễ Đám rước thần trong lễ hội: được cử hành ngay sau khi lễ tế trọng thể xong. Đám rước thần gồm có ba đoạn nối ghép nhau:
- Đoạn đầu là cờ quạt nghi trượng, chiêng trống, đồ thờ (bát bửu), phường đồng văn (có nơi còn cho múa điệu “Con đi đánh bồng”, để mua vui cho thần), đến phường bát âm.
- Đoạn giữa gồm có kiệu long đình (trên có bày bát hương hương nến và mâm ngũ quả…), và cỗ long kiệu rước thần vị Thành hoàng làng. Có một số” làng lớn thờ nhiều vị thần Thành hoàng thì rước theo thứ tự tước vị của thần đã được vua phong sắc: đi đầu là vị Thượng đẳng thần, tiếp đến Trung đẳng thần và theo sau là vị Hạ đẳng thần. Cứ mỗi đoạn sau long đình là đến nghi trượng, rồi đến kiệu thánh thần… và cứ tiếp nốỉ như vậy cho đến kiệu thần cuốỉ cùng… Ví dụ như trong đám rước thần của lễ hội làng Nhật Tân (Hà Nội) có bảy cỗ kiệu rước bảy vị thần Thành hoàng làng; hoặc làng Đình Bảng (Bắc Ninh) thờ “Lý Bát đế” với tám cỗ long kiệu rước thần vị của tám ông vua triều Lý trong lễ hội đình làng cổ truyền; hoặc lễ hội liên làng của tổng Hà Hồi xưa gồm 7 làng: Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi (xã Hà Hồi), Đức Trạch (xã Quất Động), Bạch Liên, Phương Quế (xã Liên Phương) nay thuộc huyện Thường Tín, TP. Hà Nội, trong đám rước thần có 7 cỗ kiệu bát công, v.v…
- Đoạn cuối gồm đoàn người đi rước với sự có mặt đông đủ các cụ bô lão, các vị chức sắc trong làng đều mặc áo thụng xanh tía, đội khăn xếp đi hộ giá phía sau kiệu thần, tiếp theo sau là toàn thể dân làng và khách thập phương cùng tham gia đám rước.
Để minh hoạ cho một đám rước lớn trong lễ hội đình làng truyền thống, chúng tôi xin nêu ví dụ như: Đám rước thần Thành hoàng Cao Sơn đại vương trong lễ hội đình của 7 làng thuộc tổng Hà Hồi xưa, nay thuộc 3 xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). Trong đó các làng Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi; làng Đức Trạch thuộc xã Quất Động; các làng Bạch Liên và Phương Quế thuộc xã Liên Phương. Vì 7 ngôi (tình của 7 làng này đều thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương, đã được các triều đại phong kiến phong tặng Ngài là Thượng đắng tôi linh thần, về lai lịch và sự tích của Ngài có thể xem nội dung bản thần phả viết ngày mùng 1 đầu xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) do quan Lễ bộ Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn.
Ngoài bản thần phả, cùng các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ra, dân làng còn giữ được 20 đạo sắc phong của vua các triều đại từ thời Lê Trung hưng, và thời Tây Sơn đến triều Nguyễn (từ 1620 – 1909) ở miếu Tổng tại làng Phương Quế, nên còn có tên là Phương Quế từ. Trước kia, vị Thành hoàng Cao Sơn được nhân dân 7 làng trong tổng Hà Hồi tôn thờ rất kính cẩn, và có thể nói rằng Ngài đã trở thành vị vua tinh thần qua nhiều thời đại lịch sử của nhân dân địa phương. Ngày đản (sinh) của thần vào 16 tháng 3 âm lịch, đã trở thành ngày hội làng của cả tổng Hà Hồi. Đáng chú ý hơn cả là đám rước Thành hoàng Cao Sơn đại vương của dân 7 làng trong tổng Hà Hồi xưa kia, đã trở thành một hội rước lớn khá nổi tiếng của cả vùng Thường Tín ở phía nam Kinh thành Thăng Long thời phong kiến.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người
việt nam