Cách sử hành nghi lễ cổ truyền

     Sau khi cử hành xong nghi lễ Mộc dục và lễ Gia quan, thì các bô lão, các viên chức ngồi nghỉ giải lao, rồi hạ cỗ xuống cùng ăn uống hưởng lộc thánh, sau đó đem chậu nước trầm thơm lau thần vị lúc trước, mọi người theo thứ bậc trên dưới đều nhúng tay vào chậu nước thơm, rồi lau lên mặt một lượt, mà dân gian vẫn quen gọi là “quân chiêm thần duệ”. Còn những cái khăn vải đở dùng để lau thần vị thì đem xé ra, chia cho mỗi người một miếng nhở. Miếng vải đó được dân gian gọi là cái “mụn đỏ”, ai được phần đem về đeo cổ hoặc buộc cổ tay cho con trẻ làm “khước” hay “bùa” thì đứa trẻ sẽ luôn được khoẻ mạnh, ít ốm đau hoặc không bị ma quỷ ám. (Một điều đáng lưu ý nữa là tất cả những người tham gia hai lễ này được dân làng cắt cử rất cụ thể: nếu thần Thành hoàng là nam thần thì do những người nam giới đảm nhiệm việc tắm thần vị (hay linh tượng) và thay áo mũ mới cho thần; còn thần vị của các vị nữ thần thì do các chị em phụ nữ đảm trách mới đúng phép tắc theo quan điểm Nho giáo: “Nam nữ thụ thụ bất thân”).

Cách sử hành nghi lễ cổ truyền

+ Lễ Rước cỗ và lễ Rước văn: hai lễ rước này được cử hành trước khi tế lễ chính thức khai hội. Đoàn rước cỗ hay rước văn cũng mang theo cò quạt nghi trượng và kiệu long đình do một vị quan viên đại diện cho dân làng, đầu đội mũ tế, mặc áo thụng xanh, chân đi hài dẫn đầu đoàn rước đến nhà người đăng cai làm cỗ, rồi rước cỗ về đình làng để dâng cúng thần linh, sau đó đến nhà người viết văn tế (còn gọi là người điển văn) để rước bản văn tế về đình làng. Khi ấy người viết văn tê cũng mặc áo thụng xanh, đội mũ tế, đi theo sau long đình rước văn tế về đình.
+ Lễ Tế mở hội (hay còn gọi là lễ Nhập tịch): được cử hành ngay sau khi rước văn tế về đình. Khi ấy, người chủ tế phải ra tận cửa ngoài để nghênh đón bản văn tế, rồi đem vào trịnh trọng đặt lên bàn thờ công đồng. Sau đó mối bắt đầu lễ tế chính thức mở màn lễ hội theo đúng nghi thức cúng tế cổ truyền. Ở Nam Bộ gọi là lễ Chánh tế (tức tế tam sinh, xôi, rượu).
        Cuộc tế lễ trọng thể này do vị chủ tế trực tiếp điều khiển. Người ta thường chọn người làm chủ tế phải là người có chức tước ngôi thứ cao nhất trong làng (hoặc một vị bô lão có nhiều uy tín nhất làng) và gia đình người đó phải có kinh tế khá giả, vợ chồng song toàn, con cái đề huề có cả nam lẫn nữ thì mới được làm chủ tế; hai hoặc bổn vị bô lão làm bồi tế; hai vị Đông xướng và Tây xướng là hai người xướng (hô khẩu lệnh) đứng đối diện nhau hai bên cạnh hương án, trên có bày đài rượu để xướng lễ; hai người nội tán (giúp việc cho chủ tế) và 12 người chấp sự thực hiện dưới sự điều khiển của vị chủ tế (họ làm nhiệm vụ dâng hương, hoặc dâng rượu, hoặc chuyển chúc, đọc chúc…); ngoài ra còn có phường bát âm (ban nhạc) và phường đồng văn (ban trống chiêng) cũng tham gia tấu nhạc và đánh chiêng trống trong cuộc lễ, làm cho không khí tế lễ thêm long trọng, linh đình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan