Theo chúng tôi thì có thể cho rằng, đền (miếu, điện, phủ) là ngôi nhà cổ kính có cấu trúc uy nghi để tôn thờ các vị thần anh linh của nước ta, xuất hiện khá sớm ở các làng xã cổ truyền của người Việt, với hai chức năng sử dụng chính là tôn giáo – tín ngưỡng dân gian và lễ hội dân gian. Khởi thuỷ các ngôi đền đầu tiên có lẽ chỉ là những nơi tôn nghiêm để thờ cúng thần linh, phần lớn chúng đều nhở hẹp và lộ thiên, về sau, khi có điều kiện hơn, người ta đã tiến hành xây dựng các ngôi đền lớn hơn và có mái che.
Song cũng chỉ làm bằng tranh tre, nứa lá với quy mô nhở mà dân gian vẫn thường gọi là am nghè, hay miếu. Đến khi tiếp thu được các thành tựu kiến trúc trong xây dựng những công trình nhà ở dân dụng hoặc các cung điện, hay các dinh thự nguy nga lộng lẫy, thì người ta đãxây dựng nhiều ngôi đền (miếu) với quy mô lớn và kiên cố hơn nhiều so với trước, để tôn thờ các vị thần anh linh của đất Việt.
Đến thời Lý Trần, nhiều ngôi đền (miếu) đã được xây dựng với quy mô hoành tráng, bằng vật liệu kiên cô” (như: gỗ lim, đá, gạch, ngói, vôi…), mà vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến tận ngày nay, để tôn thờ các vị anh hùng lịch sử và danh nhân văn hoá qua các thời đại trong lịch sử dân tộc. Đến thời nhà Hậu Lê (thế kỷ XV), Nho giáo trở thành quốc giáo thì phần lớn các vị thần anh linh của nước Việt đều được nhà vua phong sắc, và việc thờ cúng và tế lễ các vị thần linh này đều phải tuân thủ theo sách Điển lễ của triều đình phong kiến đã ban hành trong cả nước.
Khi đó, các ngôi đền lớn ồ khắp các làng xã phải thực hiện theo đúng chức năng tôn giáo tín ngưỡng của mình, là nơi tôn thờ các vị thần linh trong tín ngưỡng Tứ bất tử, tín ngưỡng Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và các vị thánh nhân, thiên tử là các vị vua khai sáng các triều đại như: các vua Hùng, An Đương Vương, Nhị vị Trưng Vương, Lý Bí, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, cùng các vị vua anh minh của các triều đại Lý – Trần, Hậu Lê – Tây Sơn và triều Nguyễn sau này, cùng các vị anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, v.v…
Còn về chức năng vàn hoá dân gian, các ngôi đền (miếu, điện, phủ) ngay từ khi ra đòi đã trở thành trung tâm và diễn trường (tức không gian văn hoá tâm linh) của các lễ hội dân gian cổ truyền với tên gọi đặc trưng là Lễ hội đền (miếu – điện – phủ) ổ khắp làng quê đất Việt dọc từ Bắc vào Nam.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan