Quá trình du nhập nho giáo ở Việt Nam

      Sau nghìn năm Bắc thuộc, Nho giáo đã bám chắc cội rễ của mình vào mảnh đất Việt. Đến thế kỷ thứ X, nước ta mới giành được độc lập dân tộc và tiến nhanh trên con đưòng phong kiến hoá. Khi ấy nhà nước phong kiến Đại Việt đã sử dụng cả ba tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo để xây dựng nền văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc.     Vì vậy, trong sử sách đã gọi đây là thời đại của “Tam giáo đồng nguyên”, và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam suốt từ thê kỷ X đến đầu thế kỷ XX, là dựa trên cơ sỏ chủ yếu của hệ tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo.
      Trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập tự chủ, triều đình nhà Lý đã lấy Phật giáo làm chính giáo, do vậy nó đã giữ vai trò chủ đạo trong nền văn hoá tinh thần của dân chúng. Tuy vậy, Nho giáo vẫn được nhà Lý rất coi trọng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến có bộ máy chính quyền vững chắc, có kỷ cương và pháp luật. Đến đời vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu (1056) và Quốc Tử Giám (1070) ở kinh thành Thăng Long, để thờ Khổng Tử làm Tiên Thánh và thò các vị Tứ phối gồm: Nhan Tử, Tăng Tử và Mạnh Tử, cùng với 10 học trò xuất sắc của Khổng Tử (còn gọi là Thập triết). Phía ngoài hai bên tả hữu mạc có ban thờ các vị tiên hiền của đạo Nho từ đời Hán đến đời Minh của Trung Quốc. Riêng nhà Nho học hiền tài Chu Văn An, là người làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội ngày nay), sống ở thời Trần, cũng được lập bàn thờ trong Văn Miếu. Người Việt Nam rất kính trọng và tôn vinh Chu Văn An là một thầy giáo mẫu mực liêm chính, cố nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục Nho học ở nước ta. Kể từ cuối thế kỷ XI, Quốc Tử Giám được coi như trường đại học đầu tiên của Việt Nam, làm nhiệm vụ đào tạo các bậc anh tài cho đất nước.

Quá trình du nhập nho giáo

      Nho giáo trong quá trình du nhập vào nước ta, đã tự điều chỉnh và hoà nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian thì đạo Nho giản dị và gần gũi với phong tục tập quán của người Việt. Người ta có thể vận dụng đạo Nho để tu dưỡng bản thân mình trong các môi quan hệ của gia đình và xã hội. Trong xã hội phong kiến Đại Việt, phần lớn các nhà Nho là những người có đạo đức tốt, có lòng nhân ái và vị tha. Khi ấy, nhà nước phong kiến đã dựa vào Nho giáo để đề ra chế độ khoa cử, học hành (giáo dục và đào tạo), xây dựng bộ máy nhà nước có kỷ cương và pháp luật. Trong lịch sử phong kiến nước ta đã nổi tiếng với Bộ luật Hồng Đức (triều Hậu Lê) và Bộ luật Gia Long (triều Nguyễn), cả hai bộ luật này đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo. Bên cạnh những yếu tố tích cực của Nho giáo như vừa nêu, thì nó vẫn còn nhiều mặt hạn chế tiêu cực đối với nhân dân ta, bởi nó làm cho con người ta nhu nhược, thủ tiêu ý chí đấu tranh và cam chịu, tin vào số phận và mệnh Trời, v.v…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan