Văn hóa làng người Việt xưa

Các lễ vật dâng cúng thần linh sau khi tế lễ xong thì đem làm cỗ bàn, rồi cùng ăn uống hưởng lộc với nhau tại đình làng. Tất cả đàn ông trong làng xã từ 18 tuổi trở lên đều được dự tiệc hội làng vui vẻ và ấm cúng. Có thể nói đây là bữa ăn “cộng cảm” rất độc đáo trong hội làng của người Việt xưa, nếu loại bở những yếu tố tiêu cực đi thì nó mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc. Trong xã hội cổ truyền, ở khắp các cộng đổng làng xã đã có sự phân tầng khá sâu sắc, đó là sự phân chia đẳng cấp trên dưới, mà vị trí của họ được biểu hiện cụ thê bằng chỗ ngồi trong bữa tiệc hội tại đình làng.

Tuy có khác nhau ít nhiều, song về cơ bản các tầng lớp của một cộng đồng làng xã thường được phân chia như sau:

- Tầng lốp thứ nhất là tầng lớp quan viên hay kỳ mục, chức dịch, đó là những người giữ các chức vụ trong bộ máy hành chính;

- Tầng lớp thứ hai gọi là tư văn gồm những người có học vị trong hệ thống giáo dục theo kiểu Nho giáo xưa, hay các vị giáo chức;

- Tầng lốp thứ  ba là lão hạng, gồm những người già, và chia thành ba loại: lão thượng từ 70 tuổi trở lên; lão trung từ 60-69 tuổi; lão hạ từ 50- 59 tuổi;

Văn hóa làng người Việt xưa

- Tầng lớp hàng phiên là nhũng người làm nhiệm vụ phu phen tạp dịch, đây là một tầng lốp đông đảo nhưng có địa vị thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp của mọi làng xã nông thôn ở nước ta dưới thời phong kiến.

Tuy nhiên, các tầng lớp “trên” thì vị trí cao thấp còn tuỳ thuộc vào truyền thống tục lệ riêng của mỗi làng. Chẳng hạn như các làng có truyền thông trọng xỉ (tức tôn trọng tuổi tác), thì các hạng lão được coi trọng và ở vị trí cao nhất, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo; còn những làng có truyền thống trọng tước hay trọng khoa bảng (tức tôn trọng người đỗ đạt hay có chức tước) thì hạng quan viên hay tư văn lại có vị trí cao nhất trong làng.

Như vậy, có thê thấy rõ một điều hết sức quan trọng là truyền thống trọng xỉ xuất hiện sớm hơn truyền thống trọng tước khá lâu, vì nó được bắt nguồn từ tục kính trọng người già, và việc suy tôn họ.lên vị trí quan trọng nhất trong xã hội công xã thị tộc; về sau, các vị già làng vân còn được tôn trọng tại nhiều làng xã ở nông thôn nước ta trong xã hội phong kiến, theo đạo lí “Kính lão đắc thọ” của người Việt Nam.

Vì vậy, qua việc tìm hiểu đôi chút về vị trí hay chỗ ngồi của các tầng lớp trong xã hội trên các “chiếu”.Ở chốn đình trung khi làng mở hội, ta có thể hình dung được phần nào về sự phân tầng hay phân chia đẳng cấp trong xã hội làng Việt cổ truyền xưa kia. Đó cũng là hình ảnh thu nhở của sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến ở nước ta trước đây.