Chùa Bút Tháp – ngôi chùa nổi tiếng của đất Kinh Bắc

     Một ngôi chùa nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc, không thể không nhắc đến đó là chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự (ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Nhạn Tháp) ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp được xây dựng vào năm 1646, thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Tổng thể kiến trúc của chùa Bút Tháp gồm có 10 toà nhà chính, với chiều dài của mặt bằng kiến trúc là hơn lOOm.

Chùa Bút Tháp

     Mặt trước chùa là cổng Tam quan và gác chuông, bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Các hạng mục công trình chính gồm ba dãy nhà: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, nên có hình dáng kiến trúc kiểu chữ Công (X). Sau chùa còn có phủ thờ là một nếp nhà ngang rộng 5 gian, ở gian giữa nôi chuôi vồ tạo hậu cung, giống như cấu trúc của một ngôi đền. Trong hậu cung có thờ hai pho tượng: một là chân dung Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê), đầu đội vương miện, khoác áo tu hành; và tượng Công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều trong tư thế ngồi theo dáng toạ thiền. Do đó, nhìn toàn cảnh mặt bằng kiến trúc của chùa Bút Tháp thì có cấu trúc hình chữ Vương (ĩ). Tại sân chùa còn tháp Báo Nghiêm gồm 5 tầng cao 13,5m, và có một bút mai, giống như một cây bút khổng lồ vươn lên trời cao. Toàn bộ toà tháp này được xây dựng bằng đá xanh, với nghệ thuật điêu khắc và ghép đá rất tài hoa của người thợ xưa. Tháp thờ thiền sư Chuyết Chuyết với tước vị vua phong là “Minh Việt Phổ giác thiền sư”. Đặc biệt trong chùa Bút Tháp có một pho tượng Phật Bà Quan Âm “nghìn mắt, nghìn tay” rất nổi tiếng ở nước ta, với kích thước lớn và đồ sộ: tượng cao 3,7m, có 11 đầu, 42 cánh tay chính và 952 tay nhở, trong mỗi lòng bàn tay hiện lên một con mắt, nên còn gọi là tượng Quan Âm “thiên thủ, thiên nhãn”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán

Giới thiệu về chùa chiền Việt Cổ

      Theo chúng tôi có thể cho rằng, chùa là một ngôi nhà lớn làm theo kiến trúc dân gian truyền thống, kết hợp với kiểu dáng kiến trúc của Phật giáo có mặt ở khắp các làng xã của người Việt từ khá sớm. Cũng giống như ngôi đền và ngôi đình, ngôi chùa có hai chức năng sử dụng chính là chức năng tôn giáo – tín ngưỡng dân gian (hay còn gọi là Phật giáo dân gian – dân tộc), và Văn hoá lễ hội dân gian. Từ khi Phật giáo của Ấn Độ du nhập vào nước ta ở những năm đầu Công nguyên, và chỉ sau một thời gian không lâu chùa chiền mọc lên ở khắp các làng xã cổ truyền của người Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

        Tuy nhiên, về quy mô kiến trúc của ngôi chùa ở trong giai đoạn này vẫn còn đơn sơ nhở bé, được làm bằng các loại nguyên vật liệu sẵn có ở nước ta, như tranh tre, nứa lá… Có lẽ khi ấy, nơi thờ đức Phật vẫn còn sơ sài chỉ là những cái am nhở mà thôi. Đến thế kỷ VI, thì Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) đã nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước ta và khu vực Đông Nam Á, nhiều ngôi chùa có quy mô khá bề thế đã được xây dựng trong thời kỳ này, để cho các nhà sư trong nước và nước ngoài đến tầm sư học đạo.

Giới thiệu về chùa chiền Việt Cổ

        Đến thời kỳ Đại Việt, dưới các triều đại phong kiến từ Đinh – Lê, đến Lý – Trần, Phật giáo được chính quyền phong kiến trọng dụng và trở thành quốc giáo, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng với quy mô hoành tráng ở Kinh thành Thăng Long và các vùng lân cận, nhất là ở dưới triều đại nhà Lý. Trong sử sách còn ghi, ở Bắc Bộ nước ta, chỉ riêng năm 1031, nhà Lý đã phát tiền kho làm chùa quán ở 950 nơi. Chỉ riêng bà Ỷ Lan trước sau đã dựng 100 ngôi chùa. Trong số” đó nhiều ngôi chùa to đẹp nổi tiếng vẫn còn đến ngày nay.

        Từ những ngôi chùa đầu tiên chỉ thờ riêng Đức Phật, sau đó đạo Phật đã bị dân gian hoá và phong tục hoá, nên trong chùa có điện thờ Phật, cùng với điện thờ Thánh, là các vị sư tổ – người Việt bản xứ tu hành đắc đạo, sau khi mất họ được dân chúng suy tôn thành Phật Tổ, Phật Mẫu, hoặc Phật Bà như: Phật Mẫu Man Nương, Phật Bà Ỷ Lan, hoặc thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Không Lộ, v.v… Do chức năng tôn giáo lưỡng hợp và hỗn dung của ngôi chùa, dẫn đến chức năng văn hoá của ngôi chùa cũng hỗn dung nhiều yếu tố căn bản của văn hoá dân gian, mà lễ hội chùa là sự thể hiện khá độc đáo theo mô hình của lễ hội dân gian truyền thông, với nội dung hết sức đa dạng và phong phú, mang đậm đà của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì

Tục Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng

     Trong cuốn Ngọc phả đền Hùng chép thời Hậu Lê năm Hồng Đức nguyên niên (1470) còn ghi rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, rồi đến triều đại ta bấy giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cúng hương khói trong ngôi đền làng Trung Nghĩa (tức làng cổ Tích). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Tại đây nhân dân cả nước đều đến cúng bái để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng – đấng Thánh Tổ xưa….

        Qua đó đã phần nào chứng tỏ tục Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng đã trở thành phong tục truyền thống đẹp của cả cộng đồng dân tộc Việt và được duy trì, lưu truyền qua các thờ đại lịch sử từ thời Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần, đến thời Hậu Lê – Tây Sơn và triều Nguyễn, như vậy, tất cả các triều đại của quốc gia phong kiến Đại Việt – Việt Nam đều quan tâm đến lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương một cách chu đáo và coi đây là một lễ hội quan trọng bậc nhất quốc gia – Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến những thập niên đầu thế kỷ XX. Kể từ đó lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được nhân dân ta tiếp tục duy trì đều đặn hàng năm cho đến ngày nay, và trở thành ngày hội non sống – hành hương trở về cội nguồn tổ tiên giống nòi của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Tục Giỗ Tổ Hùng Vương

      Xưa kia, việc tế lễ và cúng giỗ tại đền Hùng được dân gian tiến hành tổ chức thường niên, mỗi năm hai lần vào tháng Giêng và tháng Tám (âm lịch), cũng giống như bao lễ hội nông nghiệp khác ở nước ta trước đây, là tổ chức lễ hội hai lần trong một năm vào mùa xuân và mùa thu (xuân – thu nhị kỳ mở hội). Trước thời Nguyễn, nhân dân trong vùng theo phong tục cổ truyền tiến hành tổ chức lễ hội chính, nhân ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm rất linh đình. Đến thời nhà Nguyễn đã quyết định chuyển ngày giỗ Tô Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, và được duy trì từ đó đến nay. (Vì lí do gì? đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng!)

       Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn dân các làng thuộc xã Hy Cương là dân “Trưởng tạo lệ”, được nhà nước phong kiến cho miễn sưu thuế và phu phen để tập trung chủ yếu vào việc trông coi các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh và làm giỗ cúng tế các vua Hùng. Xưa kia, các vua nhà Nguyễn phong cho một vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ một chức quan nhở gọi là “Lệnh đồng trà”. Vị quan này, hàng năm đến trước ngày giỗ Tổ thì về Kinh đô Huế nhận 3 đấu gạo nếp thơm của vua ban cho đem về đồ xôi làm lễ dâng cúng các vua Hùng nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.

        Như vậy, qua việc khảo cứu các di tích ở đền Hùng và tìm hieu các tục lệ thờ, cúng giỗ các vua Hùng ở vùng đất Tổ Phong Châu (Phú Thọ) đã phần náo chứng minh cho đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, vốn có từ rất lâu đòi và trồ thành bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc ta. Phong tục thờ cúng tổ tiên – thờ vua Tổ của cả nước gắn liền với tục thồ các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian đa thần, cùng với sự xuất hiện các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh, được dân chúng các làng xã tại địa phương quanh khu vực đền Hùng thờ phụng, trông nom, bảo dưỡng từ bao đời nay, đã trở thành di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô giá, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.


Đền Giếng và toàn bộ khu di tích đền Hùng

      Đền Giếng, là nơi thờ công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, là hai con gái của vua Hùng thứ 18. Đền Giếng có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Tam, ngay dướichân núi Nghĩa Lĩnh, gồm có ba nếp nhà và hai bên là tả mạc và hữu mạc (tức hai nhà oản ở hai bên phải và trái). Tương truyền ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai mị nương tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa theo vua cha đi kinh lí qua đây thường hay đến giếng nước trong mát để soi gương chải tóc. cả hai nàng đều đẹp người, đẹp nết và có công cùng chồng dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tăm, phát triển buôn bán, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trám họ. Vì thê, để tưởng nhớcông ơn của hai nàng, nhân dân đã xây dựng ngôi đền ở gần cái giếng linh thiêng này, để thờ tự hai vị công chúa theo phong tục cổ truyền dân tộc. Do đó ngôi đền này có tên gọi nôm na là đền Giếng như hiện nay.

       Tóm lại, toàn bộ khu di tích đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh gồm có ba ngôi đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng đều có thiết trí thờ tự giống nhau: thờ Tam Sơn Cấm địa và 18 đòi các vua Hùng, cùng hai công chúa con gái Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Thiền Quang thờ Phật, lăng Tổ và đền Giếng thờ Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Đền Giếng

      Theo nguồn tư liệu văn hoá dân gian (hay dân tục học) thì việc phân công thờ tự tại đền Hùng của cư dân các làng xã quanh núi Nghĩa Lĩnh đã có từ cuối thời nhà Trần, thế kỷ XIV, như sau: làng Trẹo là cư dân gốc của vùng này làm đền ở giũa núi, tức đền Trung để thờ các vua Hùng. Sau đó làng Trẹo tách ra thành hai làng thì làng mói tách ra đi vào Lũng cổ lập nên làng Cả là tiền thân của làng cổ Tích sau này. Đến đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền Trung và triệt hạ làng Cả. Đến khi giặc tan thì dân làng Cả còn sót lại cùng với dân mới đến ngụ cư lập làng cổ Tích, dựng đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, dựng chùa Thiền Quang và gác chuông. Do đền Trung khi đó bị giặc phá huỷ, nên dân làng Trẹo dựng lại đền Trung ngay trên nền đất cũ, và ngôi đền này hiện vẫn còn nguyên vẹn từ đó đến nay.

        Đến đầu thê kỷ XVII làng Trẹo lại tách ra thành hai làng, làng mới tách ra là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Khi ấy dân làng Vi nhận trách nhiệm dựng lại đền Hạ và trông nom thờ tự ở ngôi đền này, rồi kể từ đó đến nay, theo sự phân công mang tính tự nguyện thì dân làng cổ Tích quản lí và trông coi thờ tự đền Thượng và chùa Thiền Quang với gác chuông và đền Giếng; làng Trẹo trông coi đền Trung, còn làng Vi trông coi đền Hạ. Dưới thời Lê Trung hưng, cư dân cả xã Hy Cương được nhận làm con “Trưởng tạo lệ”, được nhà vua cung cấp cho 500 mẫu ruộng tại xã này và cho thu thuế cả một vùng rộng lớn từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ… Hằng năm dân trưởng tạo chỉ có nghĩa vụ phải đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ đền Hùng…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt

Đền Thượng và lăng tổ

         Đền Thượng cũng giống như các ngôi đền khác trên núi Nghĩa Lĩnh còn dấu vết được xây dựng từ thời An Dương Vương, với hai cột đá thề. Trải qua nhiều thời đại lịch sử, đền Thượng cũng được sửa chữa, trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, vì sự phong hoá của thời gian và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù ngoại bang. Đền Thượng còn được gọi là “Kính Thiên Lĩnh điện”, có nghĩa là điện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh.

         Tục truyền đây là nơi cấm địa, cách đây hơn 100 năm người ta vẫn thấy hạt lúa thờ bằng đá ở đền Thượng (hạt lúa bằng đá này cao hơn 60cm). Cũng giống như đền Hạ và đền Trung, đền Thượng bị giặc Minh phá huỷ. Ngôi đền hiện nay được xây dựng vào thời Lê Trung hưng, cách đây gần 400 năm. Trong dịp đại trùng tu năm 1914-1922, nhà Nguyễn xuất tiền của kho nhà nước và cử quan về giám sát việc xây dựng lại đền Thượng vào năm Khải Định nhị niên (Khải Định năm thứ 2).

Đền Thượng

           Việc thờ tự ở đền Thượng cũng giống như đền Hạ và đền Trung, đó là thờ các vị thần Núi và các vua Hùng cùng hai người con gái của vua Hùng thứ 18. Tục truyền rằng, ở thời Hùng Vương các vua Hùng thường cùng các vị tướng lĩnh hay tổ chức tế Trời trên đĩnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn Trời phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại đây, vua Hùng thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng, cùng với sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Theo tục lệ cổ truyền, đền Thượng do dân làng Cổ Tích trông nom, bảo quản và thờ tự các vua Hùng từ thế kỷ XVII đến nay.

         Lăng Tổ – Hùng Vương lăng: Trước thế kỷ XIX ở gần đền Thượng trên đĩnh núi Nghĩa Lĩnh vẫn có một ngôi mộ bằng đất khá lớn, mà dân gian cho đó là phần mộ của vua Hùng thứ 6. Đến năm 1874 người ta xây dựng ngôi mộ này lên thành lăng Tổ với kiểu dáng như hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì

Câu chuyện về ngôi đền Hạ

          Tương truyền, Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi đã cho dựng cột đá thề và xây đền thờ bằng đá trên núi Nghĩa Lĩnh để thờ phụng các vua Hùng, rồi cùng phối thờ với các vị thần Núi đã xuất hiện trước đó trong tín ngưỡng dân gian nguyên thuỷ của người Lạc Việt.

         Qua đó, ta cũng có thể đoán định được tục thờ cúng tổ tiên và tục thờ các vua Hùng đã xuất hiện ở cư dân nước Âu Lạc của vua An Dương Vương lúc bấy giờ. Còn cỗ long ngai thứ tư ở vị trí phía dưới bên trái của điện thờ tại đền Hạ là không có bài vị; tương truyền đó là chỗ thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung công chúa, hai người con gái của vua Hùng thứ 18.

Câu chuyện về ngôi đền Hạ

          Ngoài ra, ở đền Hạ còn thờ hai phiến đá hình tròn trên nền đất gian giữa, được coi là dấu vết còn lại của tục thờ sinh thực khí (theo tín ngưỡng phồn thực) của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương cổ đại. Đền Hạ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm, đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn; và đền được xây dựng theo kết cấu hình chữ Nhị (—). Tương truyền, xưa kia chính tại đây Lạc Long Quân sau khi kết hôn với Âu Cơ, ông đã đưa bà từ động Lăng Xương (nay thuộc đất của huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ) về núi Nghĩa Lĩnh. Sau đó ít lâu bà Âu Cơ sinh ra bọc “trăm trứng”.

         Dựa trên cơ sở đó mà người xưa đã xây dựng nên sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được sinh ra từ một bọc “trăm trứng” của bà Âu Cơ. Vì vậy trong ngôn ngữ của nước ta, dân gian vẫn thường dùng hai tiếng “đồng bào” (cùng trong một bọc) cho đến tận ngày nay. Do đó, ngôi đền Hạ được xây dựng tại đây cũng mang ý nghĩa nhắc lại sự tích Bọc trăm trứng do bà Âu Cơ sinh ra.



Đền Hùng và Đền Trung

         Đền Hùng là một quần thể di tích được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương (Việt Trì, Phú Thọ),cao 175m so với mặt nước biển. Toàn bộ cụm di tích này gồm có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa và 1 lăng Tổ.

         Đền Trung (còn gọi là Hùng Vương Tổ miếu)

      Tương truyền đền Trung cũng xuất hiện trên núi Nghĩa Lĩnh từ thời An Dương Vương. Đối tượng tôn thờ ở đền Trung cũng giống như ở đền Hạ, có Tam Sơn cấm địa và 18 đời vua Hùng và trong đền cũng có 4 cỗ long ngai theo thứ tự như sau:Đột ngột cao Sơn cổ Việt Hùng, thị thập bát thế Thánh vương Thánh vị (tức thần Núi cao, 18 đời Hùng Vương Thánh vương Thánh vị).

*   Ất Sơn Thánh vương Thánh vị (tức thần Núi gần Thánh vương Thánh vị).

*   Viễn Sơn Thánh vương Thánh vị (tức thần Núi xa Thánh vương Thánh vị).

*   Cỗ long ngai thứ tư lùi xuống phía dưới bên trái không có bài vị, là nơi thờ hai vị công chúa con gái vua Hùng thứ 18.

Đền Hùng

        Đền Trung được xây dựng lại ở thời nhà Trần (thế kỷ xrv), nhưng đến thế kỷ XV, thì đền này bị giặc Minh phá huỷ. Sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi đã lập ra triều đại nhà Lê hùng cường. Khi đó, được sự quan tâm của triều đình, nhân dân địa phương trong vùng đã góp tiền của và công sức để xây dựng lại đền Trung với quy mô khang trang, dưới các cột cái bằng lim đều có các thót đá kê vững chãi, mái lợp ngói ta, ngôi đền được thiết kế theo kiểu chữ Nhất (—).

        Như vậy, niên đại xây dựng của đền Trung tính đến nay đã trên 450 năm, và đền còn khá nguyên vẹn mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Tương truyền, tại đền Trung xưa kia là chỗ các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều, cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích Bánh chưng bánh dầy và cuộc thi làm cỗ do vua Hùng thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nổi ngôi. Khi đó Hoàng tử Lang Liêu là con trai út, vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh làm từ gạo nếp thơm, là bánh chưng và bánh giầy, được vua cha ưng thuận nhường ngôi cho, trở thành Hùng Vương thứ 7.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt nam

Kiến trúc đình, miếu thời cổ

        Căn cứ vào các nguồn thư tịch cổ, sử sách và tài liệu đã công bố thì, các ngôi đền miếu đã xuất hiện đầu tiên trong các làng xã nông nghiệp cổ truyền của người Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, để tôn thờ các vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, và họ đã hoá thân vào hào khí anh linh của đất trời, sống núi Việt Nam, để trở thành các vị thần thánh anh linh.

         Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều ngôi đền được nhân dân ta xây dựng rất hoành tráng để tôn vinh những vị vua khai sáng, cùng các vị anh hùng dân tộc như: đền thờ các vua Hùng, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ vua Đinh, vua Lê, đền Lý Bát Đế, đền thờ nhà Trần, đền thờ Thánh Gióng, đền thờ Chử Đồng Tử, đền thờ Tản Viên, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Lê Lợi, đền thờ Quang Trung, v.v… về quy mô kiến trúc của ngôi đền tại phần lớn các làng xã ở nước ta tuy không lớn bằng đình làng, song cũng có nhiều ngôi đền có kiến trúc lớn hơn đình làng nhiều lần để thờ các vị vua hoặc anh hùng lịch sử, danh nhân văn hoá dân tộc như đã kể trên; các ngôi đền lớn thường được xây dựng trong khu vực địa giới của làng, nhưng thường ở nơi cao ráo, rộng rãi và thoáng mát cách xa khu dân cư và trung tâm của làng xã (có nơi còn xây đền thờ trên núi cao như đền Hùng).

Kiến trúc đình

          Nhìn chung, kiến trúc đền cũng giống như kiến trúc đình làng, được thiết kế theo kiểu chữ Đinh. Tuy nhiên, phần hậu cung của ngôi đền có thể lớn hơn hậu cung của đình làng (như đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử, đền thờ Hai Bà Trưng ở Đồng Nhân, Hà Nội; đền thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy, đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Huệ ở Bình Định, điệnHòn Chén ở Huế, miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc, An Giang, v.v…), điều này còn tuỳ thuộc vào uy danh của đối tượng thần linh tôn thờ tại ngôi đền đó, cùng với điều kiện kinh tế của người dân địa phương. Các công trình kiến trúc phụ của một ngôi đền cũng nhiều hơn đình làng nên làm cho quy mô và không gian của đền được rộng mở hơn. Nhìn chung, những ngôi đền lớn được thiết kế theo kiểu kiến trúc cung điện của vua chúa phong kiến xưa kia (như đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên; hoặc đền thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy, Nam Định; hoặc điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Yana ở Huế; hoặc miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, v.v…), nhưng theo quy mô nhở hẹp hơn nhiều so với cung điện của vua chúa phong kiến.

         Tuy nhiên, nếu nhìn về mặt bằng tổng thể kiến trúc chung của một ngôi đền thì gồm các đơn nguyên kiến trúc như sau: đi từ ngoài vào ta thấy cổng Tam quan cao lớn uy nghi, đến sân rộng lát gạch Bát Tràng. Có nhiều đền cũng được xây dựng ở vị trí đắc địa hay nơi tụ thuỷ, hoặc tụ phúc (có nghĩa là trước cửa đền thường có ao hồ, hoặc một cái giếng lớn) theo triết lí dân gian; tại nơi tiếp giáp với hè hiên của đền có đặt một hương án trên bày đủ đồ thờ (Tam sự hay Ngũ sự). Đền Việt Nam phần lớn đều có cấu trúc hình chữ Đinh, gồm một nếp nhà ngang 5 gian (kiểu 3 gian 2 chái), nối chuôi vồ làm hậu cung.

         Cách bài trí bên trong nội thất của ngôi đền cũng tương tự như ở đình làng, song với tên gọi và chức năng cụ thể có khác như: ngoài cùng khi bước qua cửa vào là nhà Tiền đường có đặt một bàn thờ lớn trên cũng bày biện đủ đồ vật thờ cúng Ngũ sự, qua cửa võng là đến ban thờ ở Trung đường, rồi đến hậu cung nơi thờ vị thần chủ của ngôi đền, cùng các vị chư thần khác. Ngoài ra, trong đền còn treo nhiều bức đại tự và câu đối bằng chữ Hán ca ngợi công đức của vị thần linh được tôn thờ; ở xung quanh đền người ta cũng trồng các loại cây cổ thụ như: cây đa, cây si, cây ngọc lan, hoặc một vài cây đại, cây gạo.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán là gì

Những ngôi đền Việt cổ truyền

      Theo chúng tôi thì có thể cho rằng, đền (miếu, điện, phủ) là ngôi nhà cổ kính có cấu trúc uy nghi để tôn thờ các vị thần anh linh của nước ta, xuất hiện khá sớm ở các làng xã cổ truyền của người Việt, với hai chức năng sử dụng chính là tôn giáo – tín ngưỡng dân gian và lễ hội dân gian. Khởi thuỷ các ngôi đền đầu tiên có lẽ chỉ là những nơi tôn nghiêm để thờ cúng thần linh, phần lớn chúng đều nhở hẹp và lộ thiên, về sau, khi có điều kiện hơn, người ta đã tiến hành xây dựng các ngôi đền lớn hơn và có mái che.

      Song cũng chỉ làm bằng tranh tre, nứa lá với quy mô nhở mà dân gian vẫn thường gọi là am nghè, hay miếu. Đến khi tiếp thu được các thành tựu kiến trúc trong xây dựng những công trình nhà ở dân dụng hoặc các cung điện, hay các dinh thự nguy nga lộng lẫy, thì người ta đãxây dựng nhiều ngôi đền (miếu) với quy mô lớn và kiên cố hơn nhiều so với trước, để tôn thờ các vị thần anh linh của đất Việt.

Những ngôi đền Việt cổ truyền

      Đến thời Lý Trần, nhiều ngôi đền (miếu) đã được xây dựng với quy mô hoành tráng, bằng vật liệu kiên cô” (như: gỗ lim, đá, gạch, ngói, vôi…), mà vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến tận ngày nay, để tôn thờ các vị anh hùng lịch sử và danh nhân văn hoá qua các thời đại trong lịch sử dân tộc. Đến thời nhà Hậu Lê (thế kỷ XV), Nho giáo trở thành quốc giáo thì phần lớn các vị thần anh linh của nước Việt đều được nhà vua phong sắc, và việc thờ cúng và tế lễ các vị thần linh này đều phải tuân thủ theo sách Điển lễ của triều đình phong kiến đã ban hành trong cả nước.

      Khi đó, các ngôi đền lớn ồ khắp các làng xã phải thực hiện theo đúng chức năng tôn giáo tín ngưỡng của mình, là nơi tôn thờ các vị thần linh trong tín ngưỡng Tứ bất tử, tín ngưỡng Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và các vị thánh nhân, thiên tử là các vị vua khai sáng các triều đại như: các vua Hùng, An Đương Vương, Nhị vị Trưng Vương, Lý Bí, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, cùng các vị vua anh minh của các triều đại Lý – Trần, Hậu Lê – Tây Sơn và triều Nguyễn sau này, cùng các vị anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, v.v…

      Còn về chức năng vàn hoá dân gian, các ngôi đền (miếu, điện, phủ) ngay từ khi ra đòi đã trở thành trung tâm và diễn trường (tức không gian văn hoá tâm linh) của các lễ hội dân gian cổ truyền với tên gọi đặc trưng là Lễ hội đền (miếu – điện – phủ) ổ khắp làng quê đất Việt dọc từ Bắc vào Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan

Những ngôi đền cổ

        Theo sử sách thì khởi thuỷ các ngôi đền đều được làm bằng đá để thờ các vị thần Núi (hay còn gọi là Sơn thần) và các vị vua Hùng. Tương truyền, Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, đã cho xây đền thờ bằng đá để tri ân thờ phụng các vua Hùng. Kể từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua nhiều triều đại, các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo, hoặc xây dựng lại do sự tàn phá của giặc ngoại xâm, cùng với sự huỷ hoại của thời gian. Để có được 4 ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là một kỳ tích và công sức của bao thê hệ nối tiếp nhau duy tu bảo dưỡng mới có được. Vì thế, cụm di tích đền Hùng đã trở thành một khu di tích văn hoá lịch sử vô cùng quý giá, giống như một bảo tàng lịch sử văn hoá dân tộc Việt độc nhất vô nhị ở nước ta.

        Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Trước đó, đền Hạ đã được xây dựng lại nhiều lần do hư hỏngxuống cấp hoặc do chiến tranh xâm lược của nhà Minh đầu thế kỷ XV phá huỷ. Tương truyền, đền Hạ được xây dựng bằng đá từ thời An Dương Vương để thờ các vua Hùng và các vị thần Núi nguyên thuỷ. Hiện nay trong đền Hạ còn thờ 4 cỗ long ngai, trong đó 3 cỗ chính diện bài vị thờ như sau:

Những ngôi đền cổ

*   Đột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng, thị thập bát thế Thánh vương Thánh vị (dịch nghĩa: Thần Núi cao, 18 đời Hùng Vương, Thánh vương Thánh vị).

*   Ất Sơn Thánh vương Thánh vị (tức là thần Núi gần Thánh vương Thánh vị).

*   Viễn Sơn Thánh vương Thánh vị (tức là thần Núi xa Thánh vương Thánh vị).

       Đây có lẽ là dấu vết còn lại của tục thờ thần Núi: “Tam Sơn cấm địa” hay “Ba ngọn núi cấm” của cư dân vùng cao, kết hợp với việc thờ phụng 18 đời vua Hùng của người Việt cổ thời cổ đại.


Trò chơi kéo co trong lễ hội dân gian

     Trò chơi kéo co trong hội làng cũng mang ý nghĩa cầu mùa rất rõ nét. Chẳng hạn như trò chơi kéo co tròng hội làng Tích Sơn (Tam Dương, Vĩnh Phúc) được bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng Giêng (tức mùng 3 Tết). Tham gia vào trò chơi này gồm có hai phe là phe anh và phe em. Khi đó, phe anh đứng ở phía đông (nên gọi là phe đông) và phe em đứng ở phía tây (nên gọi là phe tây). Hai phe thi đấu kéo co liền trong 3 hiệp, và phe nào thắng 2 hiệp thì phe đó thắng cuộc, đoạt giải thưởng.

     Người ta tin tưởng rằng, nếu phe anh (hay phe đông) thắng thì năm đó dân làng được mùa. Chính vì vậy, mà người ta luôn cổ vũ mạnh mẽ cho phe này cố gắng thắng cuộc, để mong mùa màng bội thu. Hoặc trò chơi kéo co trong lễ hội làng Hữu Chấp (Yên Phong, Bắc Ninh), được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng (tức ngày mùng 4 Tết) ở tại sân đình. Tham gia vào trò chơi này cũng có hai phe là phe nam và phe nữ, gồm toàn nam nữ thanh niên chưa vợ, chưa chồng.

Trò chơi kéo co

     Khi vào cuộc chơi thì phe nam đứng phía tây, còn phe nữ đứng phía đông, ở hai đầu một dây thừng to dài khoảng 20 mét. Chơi khi trống lệnh điểm thì hai bên hợp sức kéo mạnh về phía mình. Sau một hồi co kéo cật lực, tưởng chừng bên nam sẽ thắng, nhưng chung cuộc bao giờ bên nữ cũng thắng. Rõ ràng trò chơi kéo co ở đây cũng chỉ mang tính tượng trưng. Vì người ta “cô tình” để cho bên nữ (tức bên đông) thắng, tương tự như ở làng Tích Sơn, thì năm đó dân làng mói được mùa và no ấm, nhân mối khang vật mới thịnh, để thoả lòng mong ước muôn thuở của mọi cư dân trong làng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán

Tục đua thuyền trong lễ hội dân gian

     Tục đua thuyền trong lễ hội làng khá phổ biến ở nước ta trước đây, là một nghi lễ nông nghiệp, có liên quan đến nghi lễ cầu nước hoặc cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, thường được tổ chức tại những nơi gần sống nước. Tuy nhiên, tục đua thuyền ở mỗi địa phương lại có cách gọi riêng như “tiệc bơi” (Phú Thọ), “đấu chu” (Bắc Ninh), “chèo chải” (Thanh Hoá), “trò bơi” (Nghệ An), “đua ghe” ở miền Trung và miền Nam. Chẳng hạn như trong ngày hội đua thuyền của dân làng Đào Xá (Tam Nông, Phú Thọ), mà dân làng vẫn quen gọi là “tiệc bơi”, thì chỉ có hai thuyền tham dự, gắn liền với tín ngưỡng phồn thực.

     Trong đó, một thuyền được gọi là “thuyền đực”, ở đầu mũi thuyền có gắn hình con chim; và thuyền còn lại gọi là “thuyền cái”, đầu mũi thuyền có gắn hình con cá. Hoặc hội đua thuyền ở làng Đăm, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), được tổ chức vào ngày hội làng mùng 9 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Sau khi cử hành tế lễ trọng thể ở đình làng xong thì tổ chức đua thuyền tại đầm Đăm. Tục đua thuyền ở đây mang hình thức như một nghi lễ cúng Thuỷ thần là đức Thánh Tam Giang và thần Thành hoàng làng là Nguyễn Thị Giang (theo chiết tự thì “giang” có nghĩa là sống, nên có thể đó là vị thần Sống nước hay là Thuỷ thần cũng vậy?). Hoặc hội đua thuyền ở làng Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), thường được tổ chức khi nắng hạn kéo dài.

Tục đua thuyền trong lễ hội dân gian

     Trong khi cuộc đua thuyền đang diễn ra ở dưới sống thì trên bờ có nhiều người gõ trống, reo hò vang động cả một khúc sống. Theo cách hiểu của nhiều người thì thuyền đua để thúc nước gọi cầu mưa, còn đánh trống là sự mô phởng tiếng sấm gọi mưa về lấy nước để sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng tục đua thuyền trong hội làng của cư dân nông nghiệp ở nước ta có liên quan đến tục cầu mưa trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, nay vẫn còn bảo lưu trong nhiều lễ hội đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì

Trò chơi dân gian trong lễ hội

    Một số trò chơi dân gian trong lễ hội đình làng nói chung có liên quan hoặc gắn liền với các nghi lễ nông nghiệp cổ như: cướp cầu, kéo co, đua thuyền, leo cột, đánh đu…, để nhận diện thêm một số nét đặc trưng trong bản sắc văn hoá người Việt, và đó cũng là một việc làm bổ ích và lí thú. Chẳng hạn, trò chơi cướp cầu không chỉ là một trò chơi mang tính thể thao mà còn mang ý nghĩa của tục cầu mùa, như ở lễ hội làng Yên Xá (Bắc Ninh), người dân đào hai cái hốtheo hướng đông – tây tại sân đình, trong đó một hố là ” hốchiêm”, hố còn lại là ” hốmùa”. Người ta làm sẵn một quả cầu gỗ sơn đở và thường để ở hậu cung của đình làng.

     Đến ngày hội làng, sau khi làm lễ xong thì người ta rước cầu ra thềm đình. Trên sân đình đã có hai phe, mỗi phe giữ một hố(như giữ gôn trong bóng đá mi ni hiện nay), khi chơi hai bên tranh dành nhau thật quyết liệt để lấy quả cầu cho vào hố bên kia. Người ta tin rằng, nếu quả cầu lọt nhiều vào hốmùa ở phía tây thì vụ lúa tháng mười sẽ được mùa lớn, còn cầu lọt nhiều vào hốchiêm ở phía đông thì vụ lúa tháng năm được mùa to. Cách chơi cầu của dân làng xã Phù Ninh (Gia Lâm, Hà Nội) thì lại khác.

Trò chơi dân gian trong lễ hội

     Tại hai đầu sân đình, người ta trồng hai cây tre, trên có treo cái giở thủng trôn, cũng có hai đội chơi (như chơi bóng rổ hiện nay) theo quy ước, người của phe nào thì phải cướp lấy cầu mà ném sao cho trúng vào rổ của phe mình nhiều hơn là thắng cuộc; Còn có trò chơi cầu rọ của dân làng xã Lương Lỗ (Thanh Ba, Phú Thọ), đó là trò chơi ném cầu sơn son vào chiếc rọ thủng trôn, được treo lên một cây tre dựng ở giữa sân đình; và cũng có hai đội chơi, mỗi đội đông đến vài chục người.

     Khi thi đấu, người của đội nào nẻm cầu trúng vào giở trước thì đội ấy thắng cuộc. Ở lễ hội đình làng Gừa, xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, Hà Nam), lại có trò chơi như: Dân làng chọn một cụ già khoẻ mạnh, nhanh nhẹn đi vào hậu cung lấy quả cầu sơn son ra trước sân đình, rồi cầu khấn thần linh cho vụ mùa bội thu, nhân khang vật thịnh. Xong cụ tung quả cầu lên cho mọi người tranh cướp, sau một tuần hương trai đinh phe nào còn giữ được quả cầu trên tay thì phe đó thắng cuộc.

     Còn có địa phương lại chơi cầu bằng gậy tre cong ở đầu để hất cầu vào lỗ, mà dân gian vẫn gọi nôm na là trò “hất phết”. Trong trò chơi này thì cái gậy là cây phết, quả cầu là quả phết (trò hất phết của ta cách chơi gần giống với chơi đánh gôn, hoặc chơi khúc côn cầu trên sân băng của người châu Âu hiện nay). Ngoài ý nghĩa cầu mùa ra, thì trò hất phết còn được coi là một trò chơi mang tính thể thao vui khoẻ khá nổi tiếng của nhiều làng cổ ở vùng đất Tổ Hùng Vương (Phú Thọ).


Cuộc tế lễ đại chúng

     Cuộc tế lễ đại chúng, được cử hành ngay sau khi đám rước thần đi du ngoạn về đến đình làng do chủ tế và ban tế thực hiện. Sau đó, mọi người thay nhau vào tế theo thứ tự:

Đầu tiên là các cụ bô lão và các quan viên trong làng tế trước tiếp theo là các chân cờ, chân kiệu, những ngưồi rước nghi trượng, đồ thồ, chấp kích vào tế; sau cùng là phường đồng văn và phường bát âm, kế đó là, dân làng và khách thập phương đến dự vào tế lễ dâng hương. Cuộc đại tế này có thể kéo dài cả buổi khoảng vài ba tiếng đồng hồ mới xong.

Từ ngày hôm sau cho đến khi kết thúc lễ hội, mỗi ngày một lần tổ chúc rước văn tế từ nhà người điển văn; rước cỗ xôi, hoặc cỗ bánh, hoặc tam sinh từ nhà đăng cai về tế lễ tại đình như hôm đầu mở hội, đan xen với các cuộc tế lễ và rước xách là các cuộc vui chơi hội hè. Ban ngày có tô chức các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, chọi gà, đu nhún…, hoặc bơi thuyền; Còn buổi chiều hoặc buổi tối thì tổ chức diễn xướng và múa hát dân gian rất vui nhộn như diễn chèo, tuồng, hát dân ca, hát giao duyên…

Cuộc tế lễ đại chúng

Khi khảo cứu về lễ hội truyền thông nói chung và lễ hội đình làng người Việt nói riêng thì không thể bở qua việc nói đến trò diễn và diễn xướng dân ca như hát bội, hát tuồng, hát chèo, hát quan họ…trong lễ hội. Từ bao đòi nay, diễn xướng, hoặc hát dân ca đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của mọi loạihình lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đình làng. Phổ biến nhất trong các lễ hội đình làng ở Bắc Bộ xưa kia vốn có tục hát “cửa đình” do phường hát của xã hay của huyện quản lí, và được quyền thu tiền hát trong lễ hội.

Điều này được ghi lại trong các bia đình ở nhiều làng thuộc vùng châu thổ sống Hồng, như ở địa bàn Hà Nội hiện nay có: bia đình làng Lạp Thượng (Quốc Oai), đình làng La Dương (Từ Liêm), bia đình làng Khê Ngoại (Mê Linh), bia đình làng Bà Dương (Hoài Đức), bia đình làng Trung Đích (Từ Liêm), bia đình làng Thuỵ Tiêm (Ba Vì); và các bia đình làng ở Vĩnh Phúc như: bia đình làng Xuân Trạch (Lập Thạch), bia đình làng Lưỡng Quế (Lập Thạch), bia đình làng Cao Trung (Lập Thạch)…

 Ngoài ra còn có tục hát ả đào trong một số lễ hội đình làng ở xứ Đoài cũ như: lễ hội làng Yên Sở và lễ hội làng Đắc sở (nay thuộc Hoài Đức, Hà Nội), v.v… Tục hát chèo ở sân đình trong ngày hội làng cũng khá phổ biến trong các lễ hội đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, khi đó, tại sân đình người ta trải vài cái chiếu lớn làm “sân khấu” chèo (nên còn gọi là chiếu chèo sân đình). Loại hình diễn xướng hay múa hát dân gian này thấy xuất hiện nhiều lễ hội đình làng ở xứ Đông, xứ Đoài và xứ Nam của vùng châu thổ Bắc Bộ xưa kia.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt

Lễ hội đình tổng Hà Hồi

Theo phong tục cổ truyền, trình tự tế lễ và rước xách trong lễ hội đình tổng Hà Hồi được bắt đầu từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đến ngày 14-3 thì các làng trong tổng đều cử hành tế lễ tại đình làng mình rất trọng thể, rồi có tổ chức đám rước thần quanh làng mang tính chất tập rượt, và làm quen với các nghi thức của đám rước hàng tổng.

Sáng ngày 15-3 thì tổ chức tế lễ trọng thể tại đình các làng, đến chiều cả tổng hội kiệu ở đình làng Hà Hồi (là làng anh cả). Khi đó, tại sân đình làng Hà Hồi lộng lẫy cò hoa, kiệu long đình, kiệu bát cống (long kiệu), voi, ngựa, nghi trượng, bát bửu, lỗ bộ, v.v… Tối hôm 15-3 tổ chức tê lễ trọng thể tại đình làng Hà Hồi, mà chủ tê là cụ cao tuổi nhất và có đức độ của làng; còn bồi tế là đại diện của 6 làng kia. Sáng 16-3 thì cả tổng lại rước kiệu lên miếu Tổng (tức Phương Quế từ).

Lễ hội đình tổng Hà Hồi

Đây là một đám rước rất lớn của 7 làng trong tổng Hà Hồi, với số kiệu là 14 chiếc, với đầy đủ cờ quạt nghi trượng và hàng nghìn người tham gia. Đám rước trông giống như một con trăn khổng lồ uốn khúc lượn quanh từ làng Hà Hồi vòng ra đường quốc lộ 1, rồi đi theo đường tỉnh lộ 71, sau đó rẽ lên Bạch Liên, Phương Quế. Trình tự của đám rước bảy làng, đi đầu là đám rước hai làng Bạch Liên và Phương Quế với ý nghĩa hai làng sở tại; rồi đến đám rước kiệu của làng Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi, Hoà Lương và Đức Trạch. Đám rước của mỗi làng cũng đi theo thứ tự như sau: tốp đi đầu là những người vác/cầm cờ, hai người mang cờ mao tuyết, 4-5 người mang cờ đuôi nheo, hoặc cờ góc vuông bằng dạ hay nỉ, 5 người mang cờ ngũ hành gồm: xanh, đở, vàng, trắng, đen; 4 người cầm cờ tứ phương: xanh, đở, trắng, đen; 4 người cầm cờ tứ linh: long, ly, quy, phượng; 8 người cầm cò bát quái: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.

Tất cả những người làm chân cờ đều đội nón dấu, thắt lưng bó que, đeo một cái cối nhỏ ở trước bụng để đỡ mỏi. Tốp đi tiếp sau là chiếc trông cái/đai do 2 người khiêng (cũng có nơi người ta để trông hoặc chiêng trên xe thì 1 người kéo và 1 người đẩy thay cho khiêng), 1 người che lọng, 1 người đánh trông; theo sau là chiếc chiêng lớn cũng do 2 người khiêng, 1 người che lọng, 1 người đánh chiêng, tất cả họ đều mặc áo nẹp đở. Đi sau trống và chiêng là voi rút mây hoặc ngựa gỗ đặt trên xe cũng do 1 người kéo và 1 người đẩy có 2 người che tán, lọng, và có 2 người vác khiên đi kèm hai bên. Đi sau voi ngựa là đội vệ sĩ gồm những người vác chấp kích, mang bát bửu, dùi đồng, phủ việt, tay văn, tay võ, biển tĩnh túc, biển hồi tỵ biển to hình bầu dục đề dòng chữ Hán: “Thượng đẳng tối linh thần” hoặc “Lịch triều phong tặng”, để thể hiện sự uy phong danh vị của Thành hoàng làng.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan

Nghi lễ Đám rước thần trong lễ hội

Nghi lễ Đám rước thần trong lễ hội: được cử hành ngay sau khi lễ tế trọng thể xong. Đám rước thần gồm có ba đoạn nối ghép nhau:

-   Đoạn đầu là cờ quạt nghi trượng, chiêng trống, đồ thờ (bát bửu), phường đồng văn (có nơi còn cho múa điệu “Con đi đánh bồng”, để mua vui cho thần), đến phường bát âm.

-   Đoạn giữa gồm có kiệu long đình (trên có bày bát hương hương nến và mâm ngũ quả…), và cỗ long kiệu rước thần vị Thành hoàng làng. Có một số” làng lớn thờ nhiều vị thần Thành hoàng thì rước theo thứ tự tước vị của thần đã được vua phong sắc: đi đầu là vị Thượng đẳng thần, tiếp đến Trung đẳng thần và theo sau là vị Hạ đẳng thần. Cứ mỗi đoạn sau long đình là đến nghi trượng, rồi đến kiệu thánh thần… và cứ tiếp nốỉ như vậy cho đến kiệu thần cuốỉ cùng… Ví dụ như trong đám rước thần của lễ hội làng Nhật Tân (Hà Nội) có bảy cỗ kiệu rước bảy vị thần Thành hoàng làng; hoặc làng Đình Bảng (Bắc Ninh) thờ “Lý Bát đế” với tám cỗ long kiệu rước thần vị của tám ông vua triều Lý trong lễ hội đình làng cổ truyền; hoặc lễ hội liên làng của tổng Hà Hồi xưa gồm 7 làng: Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi (xã Hà Hồi), Đức Trạch (xã Quất Động), Bạch Liên, Phương Quế (xã Liên Phương) nay thuộc huyện Thường Tín, TP. Hà Nội, trong đám rước thần có 7 cỗ kiệu bát công, v.v…

- Đoạn cuối gồm đoàn người đi rước với sự có mặt đông đủ các cụ bô lão, các vị chức sắc trong làng đều mặc áo thụng xanh tía, đội khăn xếp đi hộ giá phía sau kiệu thần, tiếp theo sau là toàn thể dân làng và khách thập phương cùng tham gia đám rước.

Đám rước thần trong lễ hội

Để minh hoạ cho một đám rước lớn trong lễ hội đình làng truyền thống, chúng tôi xin nêu ví dụ như: Đám rước thần Thành hoàng Cao Sơn đại vương trong lễ hội đình của 7 làng thuộc tổng Hà Hồi xưa, nay thuộc 3 xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). Trong đó các làng Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi; làng Đức Trạch thuộc xã Quất Động; các làng Bạch Liên và Phương Quế thuộc xã Liên Phương. Vì 7 ngôi (tình của 7 làng này đều thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương, đã được các triều đại phong kiến phong tặng Ngài là Thượng đắng tôi linh thần, về lai lịch và sự tích của Ngài có thể xem nội dung bản thần phả viết ngày mùng 1 đầu xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) do quan Lễ bộ Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn.

Ngoài bản thần phả, cùng các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ra, dân làng còn giữ được 20 đạo sắc phong của vua các triều đại từ thời Lê Trung hưng, và thời Tây Sơn đến triều Nguyễn (từ 1620 – 1909) ở miếu Tổng tại làng Phương Quế, nên còn có tên là Phương Quế từ. Trước kia, vị Thành hoàng Cao Sơn được nhân dân 7 làng trong tổng Hà Hồi tôn thờ rất kính cẩn, và có thể nói rằng Ngài đã trở thành vị vua tinh thần qua nhiều thời đại lịch sử của nhân dân địa phương. Ngày đản (sinh) của thần vào 16 tháng 3 âm lịch, đã trở thành ngày hội làng của cả tổng Hà Hồi. Đáng chú ý hơn cả là đám rước Thành hoàng Cao Sơn đại vương của dân 7 làng trong tổng Hà Hồi xưa kia, đã trở thành một hội rước lớn khá nổi tiếng của cả vùng Thường Tín ở phía nam Kinh thành Thăng Long thời phong kiến.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt nam

Văn hóa làng người Việt xưa

Các lễ vật dâng cúng thần linh sau khi tế lễ xong thì đem làm cỗ bàn, rồi cùng ăn uống hưởng lộc với nhau tại đình làng. Tất cả đàn ông trong làng xã từ 18 tuổi trở lên đều được dự tiệc hội làng vui vẻ và ấm cúng. Có thể nói đây là bữa ăn “cộng cảm” rất độc đáo trong hội làng của người Việt xưa, nếu loại bở những yếu tố tiêu cực đi thì nó mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc. Trong xã hội cổ truyền, ở khắp các cộng đổng làng xã đã có sự phân tầng khá sâu sắc, đó là sự phân chia đẳng cấp trên dưới, mà vị trí của họ được biểu hiện cụ thê bằng chỗ ngồi trong bữa tiệc hội tại đình làng.

Tuy có khác nhau ít nhiều, song về cơ bản các tầng lớp của một cộng đồng làng xã thường được phân chia như sau:

- Tầng lốp thứ nhất là tầng lớp quan viên hay kỳ mục, chức dịch, đó là những người giữ các chức vụ trong bộ máy hành chính;

- Tầng lớp thứ hai gọi là tư văn gồm những người có học vị trong hệ thống giáo dục theo kiểu Nho giáo xưa, hay các vị giáo chức;

- Tầng lốp thứ  ba là lão hạng, gồm những người già, và chia thành ba loại: lão thượng từ 70 tuổi trở lên; lão trung từ 60-69 tuổi; lão hạ từ 50- 59 tuổi;

Văn hóa làng người Việt xưa

- Tầng lớp hàng phiên là nhũng người làm nhiệm vụ phu phen tạp dịch, đây là một tầng lốp đông đảo nhưng có địa vị thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp của mọi làng xã nông thôn ở nước ta dưới thời phong kiến.

Tuy nhiên, các tầng lớp “trên” thì vị trí cao thấp còn tuỳ thuộc vào truyền thống tục lệ riêng của mỗi làng. Chẳng hạn như các làng có truyền thông trọng xỉ (tức tôn trọng tuổi tác), thì các hạng lão được coi trọng và ở vị trí cao nhất, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo; còn những làng có truyền thống trọng tước hay trọng khoa bảng (tức tôn trọng người đỗ đạt hay có chức tước) thì hạng quan viên hay tư văn lại có vị trí cao nhất trong làng.

Như vậy, có thê thấy rõ một điều hết sức quan trọng là truyền thống trọng xỉ xuất hiện sớm hơn truyền thống trọng tước khá lâu, vì nó được bắt nguồn từ tục kính trọng người già, và việc suy tôn họ.lên vị trí quan trọng nhất trong xã hội công xã thị tộc; về sau, các vị già làng vân còn được tôn trọng tại nhiều làng xã ở nông thôn nước ta trong xã hội phong kiến, theo đạo lí “Kính lão đắc thọ” của người Việt Nam.

Vì vậy, qua việc tìm hiểu đôi chút về vị trí hay chỗ ngồi của các tầng lớp trong xã hội trên các “chiếu”.Ở chốn đình trung khi làng mở hội, ta có thể hình dung được phần nào về sự phân tầng hay phân chia đẳng cấp trong xã hội làng Việt cổ truyền xưa kia. Đó cũng là hình ảnh thu nhở của sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến ở nước ta trước đây.



Các lễ thức theo lịch tiết trong một năm ở đình làng

Theo sử sách và các tài liệu đã công bố thì lịch cúng tế tại đình làng của người Việt thời phong kiến, được gắn liền với lịch sản xuất nông nghiệp lúa nước (theo âm lịch hay lịch theo trăng), và có chịu ảnh hưởng khá rõ nét các lịch tiết của người Trung Quốc thời cổ đại. Trải qua lịch sử lâu dài, lịch cúng tế theo lịch tiết trong năm của các làng xã người Việt trong xã hội cổ truyền, cơ bản là giống nhau và chỉ khác nhau không đáng kể (về cụ thể và chi tiết, còn tuỳ thuộc vào quy định theo hương ước và luật lệ riêng của mỗi làng). Vì vậy, chúng tôi khái quát chung về lịch cúng tế theo lịch tiết ồ đình làng của người Việt trước đây như sau:
1 – Tháng Một (tháng Giêng): vào các ngày mùng 1, 2, 3, 4, dân làng tổ chức cúng Tết Nguyên đán; và cúng Rằm (15-1 âm lịch), mà tục gọi là “Tết Rằm tháng giêng”.
2 – Tháng Hai: vào ngày Rằm (15-2 âm lịch), tổ chức tế xuân;
3 – Tháng Ba: chọn một trong bôn. ngày đầu tháng làm lễ Tống trùng, để đuổi sâu bọ ra khởi ruộng đồng và ma quỷ ra khởi làng. Đến khoảng giữa tháng (từ mùng 10 đến 26-3), chọn ngày tốt để làm lễ Kỳ yên hay lễ Kỳ phúc, cầu cho dân làng được yên ổn làm ăn.
4 – Tháng Năm: vào ngày mùng 5, cúng lễ Đoan ngọ (tục gọi “Tết mùng 5 tháng 5″ âm lịch là “Tết giết sâu bọ”), dâng cúng thần linh nhiều thứ quả đầu mùa, rồi sau mới ăn.
Các lễ thức theo lịch tiết

5 – Tháng Sáu: chọn ngày tốt làm lễ Hạ điền, tức lễ xuống đồng cấy lúa.
6 – Tháng Bảy: vào ngày Rằm cúng lễ Tết Trung nguyên (tục gọi ngày Rằm tháng 7 là ngày “Xá tội vong nhân”); đến ngày 27 thì tiến hành lễ Thượng điền, trở lại công việc đồng áng.
7 – Tháng Tám: chọn ngày tốt đầu tháng làm lễ Tông trùng; đến ngày Rằm thì làm lễ cúng Trung thu; sau đó chọn một ngày tốt trong những ngày cuôì tháng (từ 21 đến 29-8 âm lịch), để cử hành lễ Lúa sinh, cầu xin lúa trỗ đều hạt mẩy.
8 – Tháng Chín: vào ngày mùng 9 thì làm lễ Trùng cửu; rồi chọn một ngày tốt khoảng giữa tháng để làm lễ Thường tân (tục gọi là lễ “Cơm mới”).
9 – Tháng Mười: vào ngày mùng 10 thì làm lễ Trùng thập.
10 – Tháng Mười một: chọn ngày tốt làm lễ Hạ tang điền (lễ xuống ruộng dâu ở những làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa); đến ngày Rằm thì làm lễ Bãi tịch (nghỉ việc phục dịch).
11 – Tháng Mười hai (tháng Chạp): vào ngày mùng 2, làm lễ cúng ở đình xong đi tảo mộ; đến ngày 26 làm lễ cúng Tất niên là ngày lễ hết năm; đêm 30 Tết làm lễ cúng Giao thừa đón mừng năm mới

Đọc thêm tại: http://khamphavanhoaviet24h.blogspot.com/2015/07/te-le-va-ruoc-xach-trong-le-hoi-inh.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì

Tế lễ và rước xách trong lễ hội đình làng cổ truyền

      Trong hệ thống lễ hội cổ truyền của người Việt, ngoài lễ hội đình ra còn có lễ hội đền (miếu, điện, phủ) và lễ hội chùa đều được diễn ra trong không gian văn hoá làng xã cổ truyền ở nước ta trước kia. Tuy nhiên, ngôi đình làng là “ngôi nhà chung” (hay “ngôi nhà công cộng”) của mọi làng xã người Việt. Vì vậy, phần lớn các lễ hội của làng xã đều được tổ chức tại đình. Do đó, nhiều người đã gọi chung cho loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này là “hội làng”, hoặc còn gọi là “hội hè đình đám”. Mặt khác, ở khắp làng quê đất Việt thì làng nào mà chẳng có ít nhất một ngôi đình làm trung tâm và diễn trường của lễ hội dân gian, cùng các sinh hoạt văn hoá dân gian khác của một cộng đồng làng xã.
      Lễ hội dân gian truyền thống tổ chức ở đình làng (gọi chung là lễ hội đình), cũng giống như ở các loại hình lễ hội khác (như lễ hội đền và lễ hội chùa) đều có hai phần chính là Lễ và Hội gắn quyện với nhau rất khăng khít. Vì ở đây, ta đang bàn đến những ảnh hưởng của Nho giáo đối với lễ hội đình làng của người Việt, nên chỉ nêu một cách khái quát những nghi thức, nghi lễ và các bước chủ yếu của phần tế lễ và rước xách trong lễ hội đình làng cổ truyền như sau:
+ Một là, lễ Cáo yết thần linh: Đó là việc làm lễ xin phép thần Thành hoàng làng cho phép dân chúng mở hội. Nghi lê này được cử hành trước ngày hội một hôm (thường vào tối hôm trước ngày khai hội). Sau khi cử hành lễ cáo yết thần linh xong, thì tiến hành lễ “tỉnh sinh”, là việc người ta đem trâu (bò) ra xem xét, dâng trình với thần linh, rồi làm nghi thức: “hắt/đổ” một chén rượu cúng vào đầu con vật, trước khi đem chúng đi giết mổ thịt làm cỗ dâng cúng thần. Ở Nam Bộ thì gọi là lễ

lễ hội đình làng cổ truyền

Túc yến (lễ Nhập yến, là việc thông báo cho các thần biết về các nghi lễ tiếp theo và xin phép được hạ sát tam sinh (ba con vật tế: trâu/bò, lợn và dê), để cúng tế theo đúng cổ lệ.
+ Hai là, lễ Rước nước: cũng được tiến hành từ ngày hôm trước, người ta tổ chức một đám rước với đủ cờ quạt nghi trượng đi rước nước. Nước đem về thờ thường được lấy ở giếng có nước mạch trong sạch và mát của làng, hoặc có nơi đi thuyền ra giữa dòng sống, hồ gần làng để múc nước sạch cho vào choé, rồi rước nước đó về thờ và tắm cho thần vị trong lễ Mộc dục.
+ Ba là, lễ Mộc dục: thường được tiến hành vào lúc nửa đêm hôm trưổc, dân làng biện lễ xôi gà trầu rượu, cử hành lễ cáo yết xong, lấy nước rước về để lau tắm cho thần vị. Sau đó, dùng nước thơm (nấu các loại hoa thơm, rồi lọc kỹ lấy nước thơm) để tắm lại thần vị (hay linh tượng) thật cẩn thận và chu đáo, rồi dùng khăn sạch lau khô thần vị.
+ Bốn là, lễ Gia quan: được cử hành sau khi Ịễ Mộc dục đã xong. Lễ này do các cai kiệu và đô tuỳ (chân khiêng kiệu) đảm nhiệm. Những người này phải chay tịnh từ mấy ngày trước, đến khi vào thực hiện lễ phong mũ áo mới cho thần, mỗi người ai nấy đều phải bịt miệng bằng khăn tay mới để tránh làm ô uế thần vị. Phong mũ áo, cân đai cho thần xong thì đưa thần lên long vị, rồi cử hành tế lễ một tuần chờ gần sáng thì cử hành lễ rước thần vị về đình làng để tế lễ. Người dân Nam Bộ còn gọi là lễ Nghinh thần, để rước thần về nơi tê lễ mở hội.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán

Cách sử hành nghi lễ cổ truyền

     Sau khi cử hành xong nghi lễ Mộc dục và lễ Gia quan, thì các bô lão, các viên chức ngồi nghỉ giải lao, rồi hạ cỗ xuống cùng ăn uống hưởng lộc thánh, sau đó đem chậu nước trầm thơm lau thần vị lúc trước, mọi người theo thứ bậc trên dưới đều nhúng tay vào chậu nước thơm, rồi lau lên mặt một lượt, mà dân gian vẫn quen gọi là “quân chiêm thần duệ”. Còn những cái khăn vải đở dùng để lau thần vị thì đem xé ra, chia cho mỗi người một miếng nhở. Miếng vải đó được dân gian gọi là cái “mụn đỏ”, ai được phần đem về đeo cổ hoặc buộc cổ tay cho con trẻ làm “khước” hay “bùa” thì đứa trẻ sẽ luôn được khoẻ mạnh, ít ốm đau hoặc không bị ma quỷ ám. (Một điều đáng lưu ý nữa là tất cả những người tham gia hai lễ này được dân làng cắt cử rất cụ thể: nếu thần Thành hoàng là nam thần thì do những người nam giới đảm nhiệm việc tắm thần vị (hay linh tượng) và thay áo mũ mới cho thần; còn thần vị của các vị nữ thần thì do các chị em phụ nữ đảm trách mới đúng phép tắc theo quan điểm Nho giáo: “Nam nữ thụ thụ bất thân”).

Cách sử hành nghi lễ cổ truyền

+ Lễ Rước cỗ và lễ Rước văn: hai lễ rước này được cử hành trước khi tế lễ chính thức khai hội. Đoàn rước cỗ hay rước văn cũng mang theo cò quạt nghi trượng và kiệu long đình do một vị quan viên đại diện cho dân làng, đầu đội mũ tế, mặc áo thụng xanh, chân đi hài dẫn đầu đoàn rước đến nhà người đăng cai làm cỗ, rồi rước cỗ về đình làng để dâng cúng thần linh, sau đó đến nhà người viết văn tế (còn gọi là người điển văn) để rước bản văn tế về đình làng. Khi ấy người viết văn tê cũng mặc áo thụng xanh, đội mũ tế, đi theo sau long đình rước văn tế về đình.
+ Lễ Tế mở hội (hay còn gọi là lễ Nhập tịch): được cử hành ngay sau khi rước văn tế về đình. Khi ấy, người chủ tế phải ra tận cửa ngoài để nghênh đón bản văn tế, rồi đem vào trịnh trọng đặt lên bàn thờ công đồng. Sau đó mối bắt đầu lễ tế chính thức mở màn lễ hội theo đúng nghi thức cúng tế cổ truyền. Ở Nam Bộ gọi là lễ Chánh tế (tức tế tam sinh, xôi, rượu).
        Cuộc tế lễ trọng thể này do vị chủ tế trực tiếp điều khiển. Người ta thường chọn người làm chủ tế phải là người có chức tước ngôi thứ cao nhất trong làng (hoặc một vị bô lão có nhiều uy tín nhất làng) và gia đình người đó phải có kinh tế khá giả, vợ chồng song toàn, con cái đề huề có cả nam lẫn nữ thì mới được làm chủ tế; hai hoặc bổn vị bô lão làm bồi tế; hai vị Đông xướng và Tây xướng là hai người xướng (hô khẩu lệnh) đứng đối diện nhau hai bên cạnh hương án, trên có bày đài rượu để xướng lễ; hai người nội tán (giúp việc cho chủ tế) và 12 người chấp sự thực hiện dưới sự điều khiển của vị chủ tế (họ làm nhiệm vụ dâng hương, hoặc dâng rượu, hoặc chuyển chúc, đọc chúc…); ngoài ra còn có phường bát âm (ban nhạc) và phường đồng văn (ban trống chiêng) cũng tham gia tấu nhạc và đánh chiêng trống trong cuộc lễ, làm cho không khí tế lễ thêm long trọng, linh đình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tap quan

các bước cử hành tế lễ ở hội làng

      Khi đó, trước hương án nhà Tiền tế có trải bốn chiếc chiếu tế: chiếu thứ nhất là chiếu thần; chiếu thứ hai là chiếu tế chủ thu to; chiếu thứ ba là chiếu ngôi tế chủ; và chiếu thứ tư là chiếu bồi tế. Trước khi vào tế lễ thì chủ tế đội mũ, mặc áo thụng đỏ, còn các chấp sự tham gia ban tế đều mặc áo thụng xanh tía, đội mũ bình thiên, chân đi hia chỉnh tề, đứng xếp thành hai hàng dọc ở hai bên.Cuộc tế lễ bắt đầu, một người trong phường đồng văn đánh trông bản điểm ba hồi trông tế. Tiếng trống vừa dứt thì Đông xướng hô to: “Khởi chinh cổ”, lập tức hai người chấp sự đi hai bên vào chỗ giá trông và giá chiêng, rồi một người đánh ba hồi trống, xong thì đánh thêm ba tiếng trống nữa; và người kia đánh ba hồi chiêng, xong cũng đánh thêm ba tiếng chiêng nữa; Xong việc, hai người cùng vái một vái và lui ra. Tiếp theo, Đông – Tây xướng hô: “Nhạc sinh tựu vị”, thì phường bát âm cho các nhạc công kéo nhị, thổi sáo, gảy đàn, gõ thanh la, còn phường đồng văn thì những tay trống bản (to hơn trống cơm một chút) đánh trống dồn dập hoà theo báo hiệu cuộc tế lễ bắt đầu, làm cho không khí của buổi lễ thêm long trọng. Sau đó, Đông – Tây xướng hô: “Củ soát lễ vật”, thì hai chấp sự cầm hương nến và đê cắm, rồi dẫn chủ tê vào hậu cung và nội điện qua cửa phía hữu (tay phải) kiểm tra xem đồ lễ đã đầy đủ chưa? rồi quay trở ra cửa phía tả (tay trái). 

các bước cử hành tế lễ ở hội làng

Tiếp đến Đông – Tây xướng lại hô: “Ế mao huyết”, thì một chấp sự bưng cái đĩa đựng ít tiết và mấy cái lông trâu (bò) từ trên bàn thờ xuống, đem đi đổ. Rồi Đông – Tây xướnghô tiếp: “Chấp sự giả các tư kỳ sự, có nghĩa là mọi người đều phải làm tốt phận sự của mình. Sau đó, Đông – Tây xướng lại hô: “Tế chủ giữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sỗ”, thì chủ tế và các chấp sự đi đến chỗ để chậu nước rửa tay, rồi lau tay sạch sẽ. Rồi hô tiếp: “Quán tẩy”, thì chủ tế đi rửa tay; lại hô: “Thuế cân” thì chủ tế lấy khăn lau khô tay. Tiếp theo Đông – Tây xướng hô: “Bồi tế viên tựu vị”, thì những vị bồi tế bước đến chiếu cuối là chiếu bốn (chiếu Bồi tê), rồi xếp hàng ngay ngắn chờ hành sự. Rồi lại hô: “Tế chủ viên tựu vị” thì chủ tế bước vào chiếu dành cho mình.

      Sau đó, Đông – Tây xướng hô: “Thượng hương” thì hai chấp sự, một vị bưng cái lư hương, vị kia bê hộp trầm đem đến trước mặt chủ tế, khi ấy chủ tế lấy gói trầm bở vào cái lư, rồi bê lư vái một vái, rồi đưa lại cho chấp sự bê lư trầm đặt lên hương án ở gian giữa đình. Tiếp đến Đông – Tây xướng lại hô: “Nghênh thân cúc cung bái”, thì chủ tế và các bồi tế đều lạy rạp cả xuống, rồi Tây xướng hô: “Hưng” thì tất cả cùng đứng lên. Sau khi lễ xong bốn lễ lại hô: “Bình thân” thì tất cả đứng nghiêm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán là gì