Chùa Bút Tháp – ngôi chùa nổi tiếng của đất Kinh Bắc

     Một ngôi chùa nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc, không thể không nhắc đến đó là chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự (ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Nhạn Tháp) ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp được xây dựng vào năm 1646, thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Tổng thể kiến trúc của chùa Bút Tháp gồm có 10 toà nhà chính, với chiều dài của mặt bằng kiến trúc là hơn lOOm.

Chùa Bút Tháp

     Mặt trước chùa là cổng Tam quan và gác chuông, bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Các hạng mục công trình chính gồm ba dãy nhà: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, nên có hình dáng kiến trúc kiểu chữ Công (X). Sau chùa còn có phủ thờ là một nếp nhà ngang rộng 5 gian, ở gian giữa nôi chuôi vồ tạo hậu cung, giống như cấu trúc của một ngôi đền. Trong hậu cung có thờ hai pho tượng: một là chân dung Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê), đầu đội vương miện, khoác áo tu hành; và tượng Công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều trong tư thế ngồi theo dáng toạ thiền. Do đó, nhìn toàn cảnh mặt bằng kiến trúc của chùa Bút Tháp thì có cấu trúc hình chữ Vương (ĩ). Tại sân chùa còn tháp Báo Nghiêm gồm 5 tầng cao 13,5m, và có một bút mai, giống như một cây bút khổng lồ vươn lên trời cao. Toàn bộ toà tháp này được xây dựng bằng đá xanh, với nghệ thuật điêu khắc và ghép đá rất tài hoa của người thợ xưa. Tháp thờ thiền sư Chuyết Chuyết với tước vị vua phong là “Minh Việt Phổ giác thiền sư”. Đặc biệt trong chùa Bút Tháp có một pho tượng Phật Bà Quan Âm “nghìn mắt, nghìn tay” rất nổi tiếng ở nước ta, với kích thước lớn và đồ sộ: tượng cao 3,7m, có 11 đầu, 42 cánh tay chính và 952 tay nhở, trong mỗi lòng bàn tay hiện lên một con mắt, nên còn gọi là tượng Quan Âm “thiên thủ, thiên nhãn”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán

Giới thiệu về chùa chiền Việt Cổ

      Theo chúng tôi có thể cho rằng, chùa là một ngôi nhà lớn làm theo kiến trúc dân gian truyền thống, kết hợp với kiểu dáng kiến trúc của Phật giáo có mặt ở khắp các làng xã của người Việt từ khá sớm. Cũng giống như ngôi đền và ngôi đình, ngôi chùa có hai chức năng sử dụng chính là chức năng tôn giáo – tín ngưỡng dân gian (hay còn gọi là Phật giáo dân gian – dân tộc), và Văn hoá lễ hội dân gian. Từ khi Phật giáo của Ấn Độ du nhập vào nước ta ở những năm đầu Công nguyên, và chỉ sau một thời gian không lâu chùa chiền mọc lên ở khắp các làng xã cổ truyền của người Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

        Tuy nhiên, về quy mô kiến trúc của ngôi chùa ở trong giai đoạn này vẫn còn đơn sơ nhở bé, được làm bằng các loại nguyên vật liệu sẵn có ở nước ta, như tranh tre, nứa lá… Có lẽ khi ấy, nơi thờ đức Phật vẫn còn sơ sài chỉ là những cái am nhở mà thôi. Đến thế kỷ VI, thì Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) đã nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước ta và khu vực Đông Nam Á, nhiều ngôi chùa có quy mô khá bề thế đã được xây dựng trong thời kỳ này, để cho các nhà sư trong nước và nước ngoài đến tầm sư học đạo.

Giới thiệu về chùa chiền Việt Cổ

        Đến thời kỳ Đại Việt, dưới các triều đại phong kiến từ Đinh – Lê, đến Lý – Trần, Phật giáo được chính quyền phong kiến trọng dụng và trở thành quốc giáo, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng với quy mô hoành tráng ở Kinh thành Thăng Long và các vùng lân cận, nhất là ở dưới triều đại nhà Lý. Trong sử sách còn ghi, ở Bắc Bộ nước ta, chỉ riêng năm 1031, nhà Lý đã phát tiền kho làm chùa quán ở 950 nơi. Chỉ riêng bà Ỷ Lan trước sau đã dựng 100 ngôi chùa. Trong số” đó nhiều ngôi chùa to đẹp nổi tiếng vẫn còn đến ngày nay.

        Từ những ngôi chùa đầu tiên chỉ thờ riêng Đức Phật, sau đó đạo Phật đã bị dân gian hoá và phong tục hoá, nên trong chùa có điện thờ Phật, cùng với điện thờ Thánh, là các vị sư tổ – người Việt bản xứ tu hành đắc đạo, sau khi mất họ được dân chúng suy tôn thành Phật Tổ, Phật Mẫu, hoặc Phật Bà như: Phật Mẫu Man Nương, Phật Bà Ỷ Lan, hoặc thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Không Lộ, v.v… Do chức năng tôn giáo lưỡng hợp và hỗn dung của ngôi chùa, dẫn đến chức năng văn hoá của ngôi chùa cũng hỗn dung nhiều yếu tố căn bản của văn hoá dân gian, mà lễ hội chùa là sự thể hiện khá độc đáo theo mô hình của lễ hội dân gian truyền thông, với nội dung hết sức đa dạng và phong phú, mang đậm đà của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì

Tục Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng

     Trong cuốn Ngọc phả đền Hùng chép thời Hậu Lê năm Hồng Đức nguyên niên (1470) còn ghi rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, rồi đến triều đại ta bấy giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cúng hương khói trong ngôi đền làng Trung Nghĩa (tức làng cổ Tích). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Tại đây nhân dân cả nước đều đến cúng bái để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng – đấng Thánh Tổ xưa….

        Qua đó đã phần nào chứng tỏ tục Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng đã trở thành phong tục truyền thống đẹp của cả cộng đồng dân tộc Việt và được duy trì, lưu truyền qua các thờ đại lịch sử từ thời Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần, đến thời Hậu Lê – Tây Sơn và triều Nguyễn, như vậy, tất cả các triều đại của quốc gia phong kiến Đại Việt – Việt Nam đều quan tâm đến lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương một cách chu đáo và coi đây là một lễ hội quan trọng bậc nhất quốc gia – Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến những thập niên đầu thế kỷ XX. Kể từ đó lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được nhân dân ta tiếp tục duy trì đều đặn hàng năm cho đến ngày nay, và trở thành ngày hội non sống – hành hương trở về cội nguồn tổ tiên giống nòi của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Tục Giỗ Tổ Hùng Vương

      Xưa kia, việc tế lễ và cúng giỗ tại đền Hùng được dân gian tiến hành tổ chức thường niên, mỗi năm hai lần vào tháng Giêng và tháng Tám (âm lịch), cũng giống như bao lễ hội nông nghiệp khác ở nước ta trước đây, là tổ chức lễ hội hai lần trong một năm vào mùa xuân và mùa thu (xuân – thu nhị kỳ mở hội). Trước thời Nguyễn, nhân dân trong vùng theo phong tục cổ truyền tiến hành tổ chức lễ hội chính, nhân ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm rất linh đình. Đến thời nhà Nguyễn đã quyết định chuyển ngày giỗ Tô Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, và được duy trì từ đó đến nay. (Vì lí do gì? đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng!)

       Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn dân các làng thuộc xã Hy Cương là dân “Trưởng tạo lệ”, được nhà nước phong kiến cho miễn sưu thuế và phu phen để tập trung chủ yếu vào việc trông coi các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh và làm giỗ cúng tế các vua Hùng. Xưa kia, các vua nhà Nguyễn phong cho một vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ một chức quan nhở gọi là “Lệnh đồng trà”. Vị quan này, hàng năm đến trước ngày giỗ Tổ thì về Kinh đô Huế nhận 3 đấu gạo nếp thơm của vua ban cho đem về đồ xôi làm lễ dâng cúng các vua Hùng nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.

        Như vậy, qua việc khảo cứu các di tích ở đền Hùng và tìm hieu các tục lệ thờ, cúng giỗ các vua Hùng ở vùng đất Tổ Phong Châu (Phú Thọ) đã phần náo chứng minh cho đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, vốn có từ rất lâu đòi và trồ thành bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc ta. Phong tục thờ cúng tổ tiên – thờ vua Tổ của cả nước gắn liền với tục thồ các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian đa thần, cùng với sự xuất hiện các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh, được dân chúng các làng xã tại địa phương quanh khu vực đền Hùng thờ phụng, trông nom, bảo dưỡng từ bao đời nay, đã trở thành di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô giá, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.


Đền Giếng và toàn bộ khu di tích đền Hùng

      Đền Giếng, là nơi thờ công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, là hai con gái của vua Hùng thứ 18. Đền Giếng có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Tam, ngay dướichân núi Nghĩa Lĩnh, gồm có ba nếp nhà và hai bên là tả mạc và hữu mạc (tức hai nhà oản ở hai bên phải và trái). Tương truyền ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai mị nương tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa theo vua cha đi kinh lí qua đây thường hay đến giếng nước trong mát để soi gương chải tóc. cả hai nàng đều đẹp người, đẹp nết và có công cùng chồng dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tăm, phát triển buôn bán, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trám họ. Vì thê, để tưởng nhớcông ơn của hai nàng, nhân dân đã xây dựng ngôi đền ở gần cái giếng linh thiêng này, để thờ tự hai vị công chúa theo phong tục cổ truyền dân tộc. Do đó ngôi đền này có tên gọi nôm na là đền Giếng như hiện nay.

       Tóm lại, toàn bộ khu di tích đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh gồm có ba ngôi đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng đều có thiết trí thờ tự giống nhau: thờ Tam Sơn Cấm địa và 18 đòi các vua Hùng, cùng hai công chúa con gái Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Thiền Quang thờ Phật, lăng Tổ và đền Giếng thờ Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Đền Giếng

      Theo nguồn tư liệu văn hoá dân gian (hay dân tục học) thì việc phân công thờ tự tại đền Hùng của cư dân các làng xã quanh núi Nghĩa Lĩnh đã có từ cuối thời nhà Trần, thế kỷ XIV, như sau: làng Trẹo là cư dân gốc của vùng này làm đền ở giũa núi, tức đền Trung để thờ các vua Hùng. Sau đó làng Trẹo tách ra thành hai làng thì làng mói tách ra đi vào Lũng cổ lập nên làng Cả là tiền thân của làng cổ Tích sau này. Đến đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền Trung và triệt hạ làng Cả. Đến khi giặc tan thì dân làng Cả còn sót lại cùng với dân mới đến ngụ cư lập làng cổ Tích, dựng đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, dựng chùa Thiền Quang và gác chuông. Do đền Trung khi đó bị giặc phá huỷ, nên dân làng Trẹo dựng lại đền Trung ngay trên nền đất cũ, và ngôi đền này hiện vẫn còn nguyên vẹn từ đó đến nay.

        Đến đầu thê kỷ XVII làng Trẹo lại tách ra thành hai làng, làng mới tách ra là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Khi ấy dân làng Vi nhận trách nhiệm dựng lại đền Hạ và trông nom thờ tự ở ngôi đền này, rồi kể từ đó đến nay, theo sự phân công mang tính tự nguyện thì dân làng cổ Tích quản lí và trông coi thờ tự đền Thượng và chùa Thiền Quang với gác chuông và đền Giếng; làng Trẹo trông coi đền Trung, còn làng Vi trông coi đền Hạ. Dưới thời Lê Trung hưng, cư dân cả xã Hy Cương được nhận làm con “Trưởng tạo lệ”, được nhà vua cung cấp cho 500 mẫu ruộng tại xã này và cho thu thuế cả một vùng rộng lớn từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ… Hằng năm dân trưởng tạo chỉ có nghĩa vụ phải đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ đền Hùng…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục tập quán của người việt

Đền Thượng và lăng tổ

         Đền Thượng cũng giống như các ngôi đền khác trên núi Nghĩa Lĩnh còn dấu vết được xây dựng từ thời An Dương Vương, với hai cột đá thề. Trải qua nhiều thời đại lịch sử, đền Thượng cũng được sửa chữa, trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, vì sự phong hoá của thời gian và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù ngoại bang. Đền Thượng còn được gọi là “Kính Thiên Lĩnh điện”, có nghĩa là điện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh.

         Tục truyền đây là nơi cấm địa, cách đây hơn 100 năm người ta vẫn thấy hạt lúa thờ bằng đá ở đền Thượng (hạt lúa bằng đá này cao hơn 60cm). Cũng giống như đền Hạ và đền Trung, đền Thượng bị giặc Minh phá huỷ. Ngôi đền hiện nay được xây dựng vào thời Lê Trung hưng, cách đây gần 400 năm. Trong dịp đại trùng tu năm 1914-1922, nhà Nguyễn xuất tiền của kho nhà nước và cử quan về giám sát việc xây dựng lại đền Thượng vào năm Khải Định nhị niên (Khải Định năm thứ 2).

Đền Thượng

           Việc thờ tự ở đền Thượng cũng giống như đền Hạ và đền Trung, đó là thờ các vị thần Núi và các vua Hùng cùng hai người con gái của vua Hùng thứ 18. Tục truyền rằng, ở thời Hùng Vương các vua Hùng thường cùng các vị tướng lĩnh hay tổ chức tế Trời trên đĩnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn Trời phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại đây, vua Hùng thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng, cùng với sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Theo tục lệ cổ truyền, đền Thượng do dân làng Cổ Tích trông nom, bảo quản và thờ tự các vua Hùng từ thế kỷ XVII đến nay.

         Lăng Tổ – Hùng Vương lăng: Trước thế kỷ XIX ở gần đền Thượng trên đĩnh núi Nghĩa Lĩnh vẫn có một ngôi mộ bằng đất khá lớn, mà dân gian cho đó là phần mộ của vua Hùng thứ 6. Đến năm 1874 người ta xây dựng ngôi mộ này lên thành lăng Tổ với kiểu dáng như hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tục là gì